+ Trình bày được mục đích, nhiệm
vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
+ Giới thiệu được Menđen chính là
người đặt nền móng Di truyền học.
+ Nêu và giải thích được một số
thuật ngữ và kí hiệu trong Di truyền học.
+
Trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền: phương pháp phân tích các thế
hệ lai của Menđen.
Kĩ năng
+
Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản trong tìm hiểu hiện tượng di truyền và
trong đời sống: bố trí một thí nghiệm, quan sát, thu thập thông tin; dự đoán,
phân tích, xử lí số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày
nghiên cứu ở đậu Hà Lan của Menđen.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Di truyền học
1.1 Di truyền và biến dị
Di truyền là hiện
tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác
nhau về nhiều chi tiết.
Di truyền và biến dị là hai hiện tượng song song, gắn liền
với quá trình sinh sản.
Ví dụ di truyền: Bố tóc
xoăn, mẹ tóc thẳng, sinh được 3 người con trong đó có 2 người tóc thẳng và 1
người tóc xoăn.
Ví dụ biến dị: mèo mẹ
có lông màu trắng sinh được 4 mèo con, trong đó có 2 mèo con có màu lông vàng
khác mẹ.
1.2. Di truyền học
Di truyền học nghiên cứu về cơ sở vật
chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Di truyền học có vai trò quan trọng không
chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống, Y học và
đặc biệt là Công nghệ sinh học hiện đại.
2. Menđen - người đặt nền móng cho Di
truyền học
Menđen (1822 - 1884)
là nhà khoa học Áo, là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên
cứu sự di truyền trên cây đậu Hà Lan. ông đã tìm ra 3 quy luật di truyền, trở
thành người đặt nền móng cho ngành Di truyền học.
GRÊGO MENĐEN (1822 - 1884) người đặt nền
móng cho ngành Di truyền học.
2.1. Đối tượng nghiên cứu cửa Menđen
Đối tượng nghiên cứu của Menđen: cây đậu Hà Lan.
Cây đậu Hà Lan có các ưu điểm:
Thụ phấn nghiêm
ngặt → dễ tạo dòng thuần.
Các tính trạng
biểu hiện có sự tương phản → dễ theo
dõi.
Vòng đời ngắn
→ nhanh có kết quả, ít chi phí.
Số lượng đời con
lớn → các kiểu hình có cơ hội biểu hiện.
Menđen đã tiến hành nghiên cứu 7 cặp tính trạng tương phản
ở cây đậu Hà Lan.
2.2. Phương pháp nghiên cứu của Men đen
Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp
phân tích các thế hệ lai:
Lai cặp bố, mẹ thuần chủng khác nhau về một (hoặc một số)
cặp tính trạng tương phản.
Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở
đời con cháu qua nhiều thế hệ.
Dùng toán thống kê để phân tích các
số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền.
7 cặp tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan mà
Menđen đã nghiên cứu.
3. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản
của Di truyền học
3.1. Một số thuật ngữ
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, sinh lí của một
cơ thể.
Cặp tính trạng tương
phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
Nhân tố di truyền
(gen) quy định các tính trạng của sinh vật.
Giống (dòng) thuần chủng là giống có đặc tính
di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Ví dụ
tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng,...
Alen (allele): các
phiên bản khác nhau của 1 gen quy định các biến thể của một tính trạng di truyền.
Ví dụ cặp tính trạng tương phản: hạt trơn và
hạt nhăn, thân cao và thân thấp,...
Kiểu hình (KH): là
tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Nhưng trên thực tế, khi nói tới kiểu
hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang được quan tâm.
Ví dụ kiểu hình: cây đậu Hà Lan thân cao,
hạt vàng,...
Kiểu gen (KG): là tổ
hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói tới kiểu gen
của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các tính trạng
đang được quan tâm.
Ví dụ kiểu gen: cây đậu Hà Lan có kiểu gen
AA hay kiểu gen Aabb,...
3.2. Một số kí hiệu
P: cặp bố mẹ xuất
phát. Dấu “×”: kí hiệu phép lai.
G: giao tử. ♂:
con đực; ♀: con cái.
F: thế hệ con (F1:
con đời thứ 1 của P; F2 con của F1 tự thụ phấn
hoặc giao phấn giữa F1).
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 7): Trình bày đối
tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.
Hướng dẫn giải
Đối tượng: di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế,
tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Nội dung:
+ Các quy luật và
định luật di truyền: quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, di truyền liên
kết, hoán vị gen,...
+ Quy luật của các loại biến dị (đột biến NST, đột biến
gen,...) và nguyên nhân gây ra các đột biến (tác nhân hóa học, vật lí,...).
+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.
Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho Khoa học
chọn giống, Y học và đặc biệt là trong Công nghệ sinh học hiện đại. Ví dụ: ngày
nay, người ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô
mắt, những giống lúa cho năng suất cao, đặc biệt người ta có thể biết tỉ lệ
khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng mắc bệnh di truyền của đứa trẻ trong
tương lai.
Ví dụ 2 (Câu 2 - SGK
trang 7): Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của
Menđen gồm những điểm nào?
Hướng dẫn giải
Phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen có các nội dung
cơ bản sau:
Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp hay một số
cặp tính trạng tương phản.
Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng ở
đời con cháu.
Dùng tính toán thống kê để phân tích số lượng thu được.
Rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Ví dụ 3 (Câu 3 - SGK
trang 7): Hãy lấy ví dụ về tính trạng ở người để minh họa cho khái niệm
“cặp tính trạng tương phản”.
Hướng dẫn giải
Ở người có các tính trạng tương phản như:
Xét về độ thẳng của tóc: tóc thẳng và tóc xoăn là cặp tính
trạng tương phản.
Xét màu sắc da: da trắng và da đen là cặp tính trạng tương
phản.
Xét về độ dày của môi: môi dày và môi mỏng là cặp tính
trạng tương phản.
Xét về màu sắc của mắt: mắt đen và mắt nâu là cặp tính
trạng tương phản.
Ví dụ 4 (Câu 4 - SGK
trang 7): Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực
hiện các phép lai?
Hướng dẫn giải
Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các
phép lai là để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở
đời con (vì các tính trạng tương phản được phân biệt rõ ràng, khó nhầm lẫn).
Ví
dụ 5: Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng
được gọi là
A. cặp gen tương
phản.
phản.
|
B. cặp bố mẹ tương
|
C.
cặp alen tương phản.
|
D. cặp tính trạng tương phản.
|
Hướng dẫn giải
Học sinh thường nhầm lẫn khái niệm “gen” và “alen”, “tính
trạng tương ứng” và “tính trạng tương phản”. Theo định nghĩa thì cặp tính trạng
tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính
trạng.
Chọn D.
Ví dụ 6: Phương pháp cơ bản
trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là A. phương pháp phân tích các thế hệ lai.
B. thí
nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. dùng
toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
D. theo
dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Hướng dẫn giải
Học sinh thường nhớ một cách lơ mơ về nội dung của phương
pháp trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen mà không nhớ tên phương pháp
nghiên cứu Di truyền học của Menđen. Câu hỏi nhằm giúp học sinh phân biệt nội
dung từng bước với phương pháp nghiên cứu Di truyền học của Menđen.
Chọn A.
Ví dụ 7: Hãy nêu
một số ví dụ về hiện tượng di truyền của thế giới sinh vật xung quanh em. Trong
chăn nuôi, trồng trọt, có công việc nào chứng tỏ con người đã ứng dụng tính di
truyền của sinh vật?
Hướng dẫn giải
Một số ví dụ về hiện tượng di truyền của thế giới sinh vật:
gà chỉ đẻ ra gà, vịt chỉ sinh ra vịt,... Nhờ có tính di truyền, sinh vật giữ
lại được các đặc điểm của tổ tiên. Cũng nhờ đó, mỗi loài sinh vật có tính đặc
trưng và ổn định qua thời gian lịch sử.
Trong chăn nuôi, trồng trọt, công việc chứng tỏ con người
đã ứng dụng tính di truyền của sinh vật là công tác chọn lọc và cải tạo giống.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu
của Di truyền học là nghiên cứu A.
tất cả động thực vật và vi sinh vật.
B. cây
đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao.
C. bản
chất, quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
D. các
thí nghiệm lai giống động vật.
Câu 2: Phương pháp nghiên cứu di truyền
của Menđen có tên gọi là phương pháp A.
lai kinh tế, lai xa kèm đa bội hóa.
B. lai
thuận nghịch và phân tích giống lai.
C. phân
tích các thế hệ lai.
D. lai
phân tích và tự thụ phấn.
Câu 3: Tính trạng được hiểu chính xác
là đặc điểm A. nào đó của cơ thể do
một gen quy định.
B. về
cấu tạo, hình thái, sinh lí của cơ thể sinh vật.
C. nào
đó của cơ thể do một gen hoặc một nhóm gen quy định.
D. về
hình thái giúp ta phân biệt sinh vật này với sinh vật khác.
Câu 4: Kiểu hình
là
A. tổ
hợp toàn bộ các tính trạng, tính chất của cơ thể.
B. những
đặc điểm hình thái được biểu hiện.
C. những
đặc điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể.
D. một
vài tính trạng của cơ thể đem lai.
Câu 5: Kiểu gen
là tập hợp
A. các
gen trội trong tế bào của cơ thể.
B. các
cặp gen trong tế bào đang được quan tâm.
C. các
gen trội và lặn trong tế bào cơ thể.
D. toàn
bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
Câu 8: Di truyền
là hiện tượng
A. con
cái giống với bố hoặc mẹ về tất cả các cặp tính trạng.
B. con
cái giống bố mẹ về một cặp tính trạng.
C. truyền
đạt tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu.
D. truyền
đạt tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Câu 7: Ở đậu Hà
Lan, F2 là thế hệ được sinh ra từ F1 do
A. sự
giao phấn giữa cơ thể F1 mang kiểu hình trội với cơ thể mang
kiểu hình lặn.
B. sự
tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.
C. sự
giao phấn F1 với một trong hai cơ thể bố mẹ ở P.
D. sự
giao phấn của F1 với một cơ thể nào khác.
Câu
8: Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản?
A. Hạt trơn - hạt nhăn.
|
B. Hoa đỏ - hạt
vàng.
|
C. Thân thấp - thân cao.
|
D. Hạt vàng -
hạt lục.
|
Bài tập nâng cao
Câu
9: Với hai alen B, b trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình
thường nào sau đây?
A. BB, bb. B. B, b. C.
Bb. D. BB, Bb, bb.
Câu 10: Lai một
cặp tính trạng là phép lai trong đó
A. cặp
bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.
B. cặp
bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng.
C. cặp
bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản.
D. cặp
bố mẹ đem lai khác nhau về một cặp tính trạng.
Câu 11: Tính
trạng trội là tính trạng biểu hiện ở
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội
và dị hợp. B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. D.
cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
Câu 12: Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác
bố mẹ ở những điểm nào?
Câu 13: Hãy nêu ví dụ từ thực tiễn để làm sáng tỏ nhận định cho
rằng: Di truyền học đóng góp cơ sở khoa học cho y học, khoa học chọn giống và
khoa học hình sự (nhận dạng cá thể)?
ĐÁP ÁN
Câu 12:
Học sinh tham khảo bảng liên hệ tính trạng của bản thân
với tính trạng của bố mẹ sau:
Tính
trạng Bản thân Bố Mẹ
Hình
dạng tai Hình dạng tai thẳng Hình dạng tai thẳng Hình dạng tai thẳng
Hình
dạng mắt Mắt một mí Mắt một mí Mắt một mí
Hình
dạng mũi Mũi nhỏ Mũi nhỏ Mũi nhỏ
Dạng
tóc Tóc thẳng Tóc thẳng Tóc thẳng
Màu
mắt Đen Đen Đen
Màu
da Vàng Vàng Vàng
Câu 13:
Di truyền học tác
động đến đời sống của con người theo nhiều cách khác nhau. Không chỉ giúp giải
thích về tính di truyền và biến dị ở sinh vật, Di truyền học còn cung cấp cơ sở
khoa học cho lĩnh vực y học, đóng góp vào việc sàng lọc sớm, chẩn đoán chính
xác và điều trị nhiều bệnh di truyền và các bệnh khác ở người.
Ngày nay, công nghệ di truyền được sử dụng
để phát triển các thuốc mới để chữa bệnh. Bên cạnh lĩnh vực y học, Di truyền
học còn là nền tảng để phát triển khoa học chọn giống, ứng dụng trong việc chọn
tạo các giống vật nuôi, cây trồng.
Đặc biệt, sự ra đời và phát triển của công
nghệ di truyền đã tạo ra cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực trong đó có Khoa
học hình sự (thông tin di truyền có thể là minh chứng xác thực đóng góp vào
việc điều tra tội phạm, xác định danh tính cá thể).
BÀI 2: LAI MỘT CẶP TÍNH
TRẠNG Mục tiêu Kiến thức
+
Giải thích được một cách khoa học cho sự thành công của công trình thử nghiệm
của Menđen. Mô tả được các kết quả mong đợi của các con lai 1 cặp tính trạng
liên quan đến các alen trội và lặn. Giải thích được mối quan hệ giữa kiểu gen
và kiểu hình trong hệ thống gen trội và lặn.
+ Nêu được ý nghĩa của quy luật
phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
Kĩ năng
+ Rèn kĩ năng phân tích kết quả lai. Giải thích một số hiện
tượng di truyền ở người.
+
Vận dụng làm những bài tập về lai một cặp tính trạng (cơ bản và nâng cao).
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Thí nghiệm của Menđen
1.1 Thí nghiệm
Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần
chủng tương phản.
VD: Pt/c: Hoa đỏ × hoa trắng
F1:
100% hoa đỏ
F2:
3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan
1.2. Nhận xét
Trong phép trên:
F1 chỉ biểu hiện 1 loại KH của bố hoặc mẹ
(đó là tính trạng trội).
Tính trạng không được biểu hiện ở F1
là tính trạng lặn.
F2 biểu hiện cả 2 loại tính trạng.
1.3. Kết luận
Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1
cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính
trạng của một bên bố hoặc mẹ, F2 (có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3
trội : 1 lặn).
2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di
truyền (NTDT) quy định (sau này gọi là gen). Trong quá trình phát sinh giao tử,
mỗi NTDT trong cặp NTDT phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ
thể P thuần chủng. Trong quá trình thụ tinh, các NTDT tổ hợp lại trong hợp tử
thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.
Sự phân li và tổ hợp của cặp NTDT (gen) quy
định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là
cơ chế di truyền các tính trạng.
Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình
phát sinh giao tử, mỗi NTDT trong cặp NTDT phân li về một giao tử và giữ nguyên
bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Ở phép lai trên, ta quy ước gen: A: quy
định hoa đỏ; a: quy định hoa trắng. F1 có kiểu hình 100% hoa
đỏ nên A trội hoàn toàn so với a, vậy nếu A trội không hoàn toàn so với a thì F1 sẽ
mang kiểu hình trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng. Khi đó ta có: AA: hoa đỏ;
Aa: hoa hồng; aa: hoa trắng.
Sơ đồ lai giải thích kết quả thí nghiệm lai
một cặp tính trạng của Menđen
3. Lai phân tích
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang
tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng
trội có kiểu gen đồng hợp.
Nếu kết quả phép lai
phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
Phép lai phân tích
4. Ý nghĩa của tương quan trội lặn
Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, có
ý nghĩa:
Giúp ta phát hiện
những tính trạng trội (tính trạng tốt) và tính trạng lặn (tính trạng xấu) để
loại bỏ tính trạng xấu trong sản xuất.
Giúp ta kiểm tra được giống thuần chủng.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Biết tính trạng trội lặn, kiểu hình của P, xác định kết quả
phép lai
Phương pháp giải
Bước 1: Dựa vào
đề bài quy ước gen trội - lặn.
Bước 2: Từ kiểu
hình của P xác định kiểu gen của P.
Bước 3: Xác định
tỉ lệ giao tử của P.
Bước 4: Viết sơ
đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở các thế hệ sau.
Ví dụ: Ở lúa, tính trạng hạt gạo đục là trội hoàn toàn so với hạt
gạo trong. Cho lúa hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với lúa hạt gạo trong thu
được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
Hãy xác định kết quả thu được ở F2?
Hướng dẫn giải
Quy ước: gen A: hạt gạo đục; gen a: hạt gạo trong.
Cây P có gạo hạt đục thuần chủng có kiểu gen: AA.
Cây P có gạo hạt trong có kiểu gen: aa.
Sơ đồ lai: P: Gạo hạt đục × Gạo hạt trong
AA aa
GP:
|
A a
|
F1:
|
Gạo hạt đục – Aa
|
F1 × F1: Gạo hạt đục × Gạo hạt đục
Aa Aa
GF1: A,
a A, a
F2:
KG 1AA Aa:2 :1aa
KH 3 đục : 1
trong
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1 (Câu 4 - SGK
trang 10): Cho hai giống cá kiếm mắt đen và mắt đỏ thuần chủng giao phối
với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F1
giao phối với nhau thì tỉ lệ về kiểu gen và kiểu hình ở F2
sẽ như thế nào? Cho biết màu mắt chỉ do một gen quy định.
Hướng dẫn giải
Vì F1 toàn là cá kiếm mắt đen, nên mắt đen
trội hoàn toàn so với mắt đỏ.
Quy ước: gen A: mắt đen; gen a: mắt đỏ.
Sơ đồ lai: Pt/c: Mắt đen × Mắt đỏ
AA aa
GP: A a
F1: Mắt đen – Aa
F1
× F1: Mắt đen × Mắt đen
GF1: 1A: 1a 1A: 1a
F2: KG: 1 AA: 2Aa : 1aa
KH: 3 mắt đen : 1 mắt đỏ
Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương qua trội lặn thì phải xác định tương
quan trội lặn trước khi quy ước gen.
Ví dụ 2 (Câu 4 - SGK
trang 13): Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì ta thu
được
A. toàn quả vàng. B. toàn quả đỏ.
C. tỉ lệ 1
quả đỏ : 1 quả vàng. D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Hướng dẫn giải
Cây cà chua quả đỏ
thuần chủng có kiểu gen AA. Lai phân tích là lai với cây quả vàng aa. Ta có sơ
đồ lai:
P: Quả đỏ × Quả vàng
AA aa
GP: A a
F1:
KG: Aa KH: 100% quả đỏ Chọn B.
Ví dụ 3: Ở một
loài thực vật, gen A là gen trội quy định tính trạng hoa kép; gen a là gen lặn
quy định tính trạng hoa đơn.
a. Sự
tổ hợp giữa 2 alen trên tạo ra bao nhiêu kiểu gen, viết các kiểu gen đó?
b. Khi
giao phối ngẫu nhiên, có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau từ các kiểu gen
đó?Xác định kết quả của mỗi kiểu giao phối?
Hướng dẫn giải
Quy ước: gen A: hoa kép; gen a: hoa đơn.
a. Số
kiểu gen: sự tổ hợp 2 alen A, a tạo ra 3 kiểu gen AA, Aa và aa.
b. Có 6
kiểu giao phối khác nhau:
1. P:
AA × AA → F1: KG: 100% AA; KH: 100% hoa kép.
2. P:
AA × Aa → F1: KG: 50% AA:
50% Aa; KH: 100% hoa kép.
3. P:
AA × aa → F1: KG: 100% Aa;
KH: 100% hoa kép.
4. P:
Aa × Aa → F1: KG: 25% AA :
50% Aa : 25% aa; KH: 75% hoa kép : 25% hoa đơn.
5. P:
Aa × aa → F1: KG: 50% Aa :
50% aa; KH: 50% hoa kép : 50% hoa đơn.
6. P:
aa × aa → F1: KG: 100% aa;
KH: 100% hoa đơn.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Khi cho
cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Đời con có kiểu hình là
A. toàn quả vàng. B. toàn quả đỏ.
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Câu 2: Phép lai
nào sau đây là phép lai phân tích?
A. AA × AA. B. aa × aa. C. Aa ×
Aa. D. Aa × aa.
Câu 3: Ở chó,
lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Phép lai P: lông ngắn thuần chủng
× lông dài, tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ
F1
là
A. toàn lông ngắn.
|
B. toàn lông dài.
|
C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
|
D. 3 lông ngắn :
1 lông dài.
|
Câu 4: Lai phân
tích là phép lai
A. phép
lai giữa 2 cơ thể bố mẹ cùng loài có tính trạng tương phản với nhau.
B. phép
lai giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản.
C. phép
lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra
kiểu gen.
D. phép
lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể có tính trạng lặn tương phản để
kiểm tra kiểu gen.
Câu
5: Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và
sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là
tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen
A. đồng hợp lặn.
|
B. dị hợp.
|
C. đồng hợp trội và dị hợp.
|
D. đồng hợp
trội.
|
Bài tập nâng cao
Câu 6: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả
vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1
trong các trường hợp sau đây: a. P: quả đỏ × quả đỏ.
b. P:
quả đỏ × quả vàng.
c. P:
quả vàng × quả vàng.
ĐÁP ÁN
1-B 2-D 3-A 4-D 5-A
Bài tập nâng cao
Câu 12: Quy ước:
A: quả đỏ; a: quả vàng.
Cây quả đỏ có kiểu gen: AA hoặc Aa (viết gọn:
A–). Cây quả vàng có kiểu gen: aa. a. P: quả đỏ × quả đỏ
Trường hợp 1: P: Quả đỏ × Quả đỏ
AA AA
GP:
A A
F1: KG
AA
KH 100% quả đỏ.
Trường hợp 2: P: Quả đỏ × Quả đỏ
AA Aa
GP: A
A, a F1: KG
1AA : 1Aa
KH 100% quả đỏ.
Trường hợp 3: P: Quả đỏ × Quả đỏ
Aa Aa
G: A,a A, a
F1: KG 1 AA: 2Aa : 1 aa
KH 3 quả đỏ : 1 quả trắng
b. P:
quả đỏ × quả vàng
Trường hợp 1: P:
Quả đỏ × Quả vàng AA aa
G: A a
F1: KG
Aa
KH 100% quả đỏ
Trường hợp 2: P: Quả đỏ × Quả vàng
G: A,a a
F1: KG 1 Aa : aa
KH 1 quả đỏ : 1
quả vàng
c. P:
quả vàng × quả vàng.
P: Quả vàng × Quả vàng
G: a a
F1: KG
aa
KH 100% quả
vàng
Dạng 2: Biết kết quả phép lai xác định tính trạng trội lặn, kiểu gen
của P
Phương pháp giải
Bước 1: Xác định tương quan trội lặn Bước 2: Quy ước gen.
Bước 3: Xác định
kiểu gen bố mẹ.
Bước 4: Lập sơ đồ
lai.
Ví dụ: Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1.
Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2
gồm 950 cây hoa đỏ và 271 cây hoa trắng. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Hướng dẫn giải
Xét tỉ lệ kiểu hình
ở F2, ta có: hoa đỏ/ hoa trắng 950:271 3:1 hoa đỏ là trội hoàn toàn so
với hoa trắng.
Quy ước: gen A: hoa đỏ; gen a: hoa trắng.
F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn → F1
hoa đỏ có kiểu gen dị hợp Aa.
P mang 2 kiểu hình tương phản mà F1
đồng tính hoa đỏ → P thuần chủng có kiểu gen AA × aa.
Ta có sơ đồ lai: P: Hoa đỏ
× Hoa trắng
AA aa
G: A a
F1: 100%
Hoa đỏ - Aa
F1 × F1:
Hoa đỏ ×
Hoa đỏ Aa Aa
GF1: A, a A,
a
F2:
KG 1AA Aa:2 :1aa
KH 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1:
a.
Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do một gen
quy định. Người ta đem lai giữa câyquả tròn với cây quả bầu, thu được F1
đồng loạt có quả tròn. Từ kết quả trên, ta có thể kết luận được điều gì? Viết
sơ đồ lai từ P đến F2?
b.
Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F2
ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương
pháp xác định kiểu gen của chúng?
Hướng dẫn giải
a. Từ kết quả trên ta có thể kết luận: khi lai giữa cây quả
tròn với cây quả bầu, thu được đời F1: 100% quả tròn. Tính
trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:
+ P đều thuần chủng.
+ Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả
bầu.
+ F1 là những cá thể dị hợp về tính trạng
này.
Sơ đồ lai:
+ Quy ước: gen A: quả tròn; gen a: quả bầu.
+ Sơ đồ lai: P: Quả tròn × Quả bầu
Gp:
A a
F1:
100% quả tròn - Aa
F1 × F1: Quả tròn × Quả tròn
Aa ×
Aa
GF1: 1A: 1a 1A: 1a
F2: KG 1 AA: 2 Aa : 1 aa
KH 3 quả tròn : 1 quả bầu
b.
Dựa vào kiểu hình
cây quả tròn đời F2 ta chưa biết được chắc chắn kiểu gen của
chúng. Vì cây quả tròn có thể có kiểu gen AA hoặc Aa.
Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong hai phương pháp
sau:
1. Lai phân tích
+ Cho cây quả tròn lai với cây quả bầu.
+ Dựa vào kết quả lai phân tích xác định kiểu gen của cây
quả tròn: nếu F1 cho 100% quả tròn thì cây quả tròn có kiểu gen
AA; nếu F1 cho tỉ lệ 1 quả tròn : 1 quả bầu thì cây quả
tròn có kiểu gen Aa.
2. Cho tự thụ phấn
+ Nếu đời con cho 1 kiểu hình thì cây đó có kiểu gen AA.
+ Nếu đời con cho 2 loại kiểu hình thì cây đó có kiểu gen
Aa.
Ví dụ 2 (Câu 1 - SGK
trang 10): Nêu các khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa?
Hướng dẫn giải
Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể. Trên
thực tế, khi nói kiểu hình của một cá thể nào đó là chỉ nói tới một số tính
trạng đang xem xét.
Ví dụ tính trạng liên quan đến màu sắc hoa: kiểu hình hoa
màu đỏ; kiểu hình hoa màu trắng, kiểu hình hoa màu vàng; kiểu hình hoa màu
trắng.
Ví dụ 3 (Câu 2 - SGK
trang 10): Phát biểu nội dung của định luật phân li?
Hướng dẫn giải
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền
trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở
cơ thể thuần chủng của P.
Ví dụ 4 (Câu 3 - SGK
trang 10): Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế
nào?
Hướng dẫn giải
Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan là do
sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính
trạng tương phản trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Ví dụ 5 (Câu 1 - SGK
trang 13): Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần
phải làm gì?
Hướng dẫn giải
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
cần phải dùng phép lai phân tích.
Nếu kết quả phép lai phân tích xuất hiện:
+ 100% cá thể mang tính trạng trội thì đối tượng có kiểu
gen đồng hợp trội.
+ Phân tính theo tỉ lệ: 1 trội: 1 lặn thì đối tượng có kiểu
gen dị hợp.
Ví dụ 6 (Cây 2 - SGK
trang 13): Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong
thực tiễn sản xuất?
Hướng dẫn giải
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới
sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần
phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen
nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Ở ruồi giấm, thân xám là tính
trạng trội hoàn toàn so với thân đen. Có một con ruồi cái thân xám, để xác định
nó có thuần chủng về cặp tính trạng này hay không thì phải dùng phương pháp
A. lai gần. B. lai xa. C. lai
thuận nghịch. D. lai phân tích.
Câu
2: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục.
Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả
sau:
P: Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1:
75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép
lai trên trong các công thức lai sau đây
A. P:AA × AA. B. P:AA × Aa. C. P:AA × aa. D.
P: Aa × Aa.
Câu 3: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a
quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường
hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A.
Mẹ mắt đen (AA) × Bố mắt xanh (aa). B. Mẹ mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (Aa).
C. Mẹ mắt xanh (aa) × Bố mắt xanh (aa). D. Mẹ mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (AA). Câu 4: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt
nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ
là A. đều có kiểu gen NN.
B. đều
có kiểu gen Nn.
C. bố
kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. bố
có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
Câu 5: Phương
pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là
A.
phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích các thế hệ
lai.
C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà
Lan. D. phương pháp tự thụ phấn.
Câu
6: Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch?
A. ♂ AA × ♀ aa và ♀ Aa × ♂ Aa.
|
B. ♂ Aa × ♀ Aa
và ♀ aa × ♂ AA.
|
C. ♂ AA × ♀ AA và ♀ aa × ♂ aa.
|
D. ♂ AA × ♀ aa
và ♀ AA × ♂ aa.
|
Bài tập nâng cao
Câu
7: Một mảnh vườn có 80 cây đậu Hà Lan, trong đó có 60 cây thân cao. Tính tỉ
lệ phần trăm của cây có kiểu gen đồng hợp lặn? Biết tính trạng thân cao trội
hoàn toàn so với tính trạng thân thấp.
Câu 8: Gen quy định tổng hợp chuỗi của Hb nằm trên NST số 11, gen này
có nhiều alen (alen A tổng hợp HbA, alen S tổng hợp HbS, alen C tổng hợp
HbC,...). Bảng dưới đây cho biết tỉ lệ HbAvà HbS trong máu của 3 anh em ruột:
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy xác định ai
có kiểu gen dị hợp tử về gen quy định tổng hợp chuỗi của Hb?
A.
Anh cả. B. Anh hai. C. Em út. D. Cả 3 anh em.
ĐÁP ÁN
1-D 2-D 3-D 4-B 5-B 6-D
Bài tập nâng cao
Câu 7: Một mảnh vườn có 80 cây đậu Hà Lan. Trong số đó, 20 cây có
thân thấp và 60 cây có thân cao. Tỉ lệ phần trăm của cây thân thấp là
, tỷ lệ phần trăm của
cây thân cao là
.
Câu 8: Chọn C.
BÀI 3: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
Mục tiêu
Kiến thức
Dựa vào công thức lai 2 cặp tính trạng và
kết quả lai trong thí nghiệm của Menđen, phát biểu được quy luật phân li độc
lập và tổ hợp tự do. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo Menđen.
Kĩ năng
Rèn luyện thao tác
thực hành về thống kê xác suất, từ đó biết vận dụng kết quả để giải thích các
tỉ lệ các phép lai.
Vận dụng làm được những bài tập về lai hai cặp tính trạng
(cơ bản và nâng cao).
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Thí nghiệm của Menđen
Thí nghiệm: Menđen lai hai thứ đậu Hà Lan
thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn
và hạt màu xanh, vỏ nhăn được F1 đều có hạt màu vàng, vỏ trơn.
Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh,
trơn : 1 xanh, nhăn.
→ Tỉ lệ từng cặp
tính trạng tuân theo quy luật phân li, trong đó hạt vàng, vỏ trơn là tính trạng
trội; hạt xanh, vỏ nhăn là tính trạng lặn.
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các tính
trạng hợp thành nó, cụ thể là:
3
9
Hạt vàng, trơn 4 vàng × trơn 16 .
3
3
Hạt vàng, nhăn 4 vàng × nhăn 16 .
3
Hạt xanh, trơn = xanh × trơn 16 .
1
Hạt xanh, nhăn = xanh × nhăn 16 .
Từ đó, Menđen thấy rằng các tính trạng màu
sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào nhau).
Phân tích kết quả phép lai ta được tỉ lệ ở F2:
305101 406 3:1
Vàng: xanh 10832 140 .
305108 413 3:1
Trơn: nhăn 10132 133
9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) × (3 : 1)
Thế hệ F2 ngoài
những kiểu hình giống bố mẹ: hạt vàng trơn, xanh nhăn, còn có các tính trạng
khác bố mẹ: xanh trơn; vàng nhăn. Những kiểu hình khác bố mẹ này được gọi là
các biến dị tổ hợp.
2. Biến
dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp là
kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến
dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp
giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng phong phú.
Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực ×
số giao tử cái trong phép lai đó.
Ý nghĩa: tăng tính
đa dạng với những loài sinh sản hữu tính.
Điều kiện xảy ra phân li độc lập là các
cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác
nhau.
Sự phân li độc lập của các NST trong quá
trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ
tinh là những cơ chế tạo nên các biến dị tổ hợp.
3. Menđen
giải thích kết quả thí nghiệm
Từ kết quả phân tích
thí nghiệm, Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy
định, ông dùng các chữ cái để kí hiệu cho các cặp nhân tố di truyền như sau:
A quy
định hạt vàng; a quy định hạt xanh.
B quy
định hạt trơn; b quy định hạt nhăn.
4. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
Sự phân li về các giao tử của cặp nhân tố
di truyền này không ảnh hưởng tới sự phân li của cặp nhân tố di truyền kia.
Sự phân li độc lập của các NST trong quá
trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ
tinh là cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.
Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một
trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở
các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên
liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Viết và xác định tỉ lệ giao tử của mỗi kiểu gen
Phương pháp giải
Giao tử chỉ mang 1 alen đối với mỗi cặp
alen. Cá thể đồng hợp cả 2 cặp gen sẽ tạo 20 = 1 kiểu giao tử. Cá thể dị hợp tử
1 cặp gen sẽ tạo 21 = 2 kiểu giao tử.
Gọi n là số cặp gen dị hợp → số loại giao tử: 2n.
Cách viết các loại giao tử theo sơ đồ phân nhánh.
Ví dụ: Xác định giao tử của cơ thể có kiểu gen AaBbDd.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định
giao tử của từng cặp gen: Aa cho 2 loại giao tử: A và a; Bb cho 2 loại giao tử:
B và b; Dd cho 2 loại giao tử: D và d.
2 2 2
1 ABD Abd AbD Abd aBD aBd aBD abd: 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
8 8 8 8 8 8 8 8 .
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Biết 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2
cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy xác định tỉ lệ giao tử của các cá thể có kiểu
gen sau đây:
l. aaBB. 2.Aabb.
3. aabb. 4. AABb.
5. AaBB. 6. AaBb.
Hướng dẫn giải
1. Kiểu
gen aaBB có 0 cặp gen dị hợp nên tạo ra 20 = 1 loại giao tử là aB.
2. Kiểu
gen Aabb có 1 cặp gen dị hợp nên tạo ra 21 = 2 loại giao tử là Ab, ab.
3. Kiểu
gen aabb có 0 cặp gen dị hợp nên tạo ra 20 = 1 loại giao tử là ab.
4. Kiểu
gen AABb có 1 cặp gen dị hợp nên tạo ra 21 = 2 loại giao tử là AB, Ab.
5. Kiểu
gen AaBB có 1 cặp gen dị hợp nên tạo ra 21 = 2 loại giao tử là AB, aB.
6. Kiểu
gen AaBb có 2 cặp gen dị hợp nên tạo ra 22 = 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Kiểu gen
AaBb cho số loại giao tử là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Kiểu gen AABb cho 2 loại giao tử nào sau đây?
A.
A, b. B. AA, Bb. C. AB.Ab. D. AB, ab.
Câu 3: Trong trường
hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con
nhiều loại tổ hợp gen nhất là
A. AaBb ×
AABb. B. Aabb × AaBB. C. aaBb × Aabb. D. AaBb ×
aabb.
Câu 4: Phép lai có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất
dưới đây là
A.
AaBbDd × Aabbdd. B. AaBbDD × AaBbdd C. AaBbDd × AaBbDd. D.
AabbDd × aaBbDd.
Bài tập nâng cao
Câu 5: Các chữ in hoa là alen trội và chữ
thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P:
♀ AaBbCcDd × ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li
của kiểu hình giống mẹ là
A.
. B.
. C.
. D.
.
ĐÁP ÁN
1-C 2-C 3-A 4-C 5-C
Dạng 2: Tìm hiểu quy tắc xác suất vào giải bài toán di
truyền Menđen
Phương pháp giải
Xác suất xuất hiện một sự kiện (A) nào đó
là số khả năng (m) xảy ra sự kiện (A) đó trên tổng số (n) các khả năng có thể
xảy ra.
P A
mn100%.
Trong thực tế chúng
ta thường gặp các hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên (biến cố) với các khả năng
nhiều, ít khác nhau. Toán học đã định lượng hóa khả năng này bằng cách gắn cho
mỗi biến cố một số dương nhỏ hơn hoặc bằng 1 được gọi là xác suất của biến cố
đó.
2.1 Quy tắc cộng xác suất (hoặc thế này,
hoặc thế kia) (bài toán chỉ có 1 giai đoạn không phụ thuộc vào sự lựa chọn cái
nào Ví dụ: Khi gieo xúc xắc, mặt xuất hiện có thể là 1 chấm, hoặc là 2 chấm,
hoặc là 3 chấm, hoặc là 4 chấm, hoặc là 5 chấm, hoặc là 6 chấm; không bao giờ
xuất hiện cả hai mặt cùng lúc. Vậy xác suất xuất hiện mặt 5 là 1 khả năng (m)
trong 6 khả năng (n) có
thể xảy ra và bằng
.
Ví dụ: Đậu Hà Lan hạt vàng do gen A quy
định, hạt xanh do gen a quy định. Nếu P có kiểu gen dị hợp Aa lai với nhau thì
thế hệ F1, tỉ lệ hạt vàng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Thế hệ F1, hạt vàng chỉ có thể có một trong trước, cái nào
sau).
Nếu một sự kiện nào
đó có thể xảy ra theo n phương án khác nhau, trong đó: + Phương án thứ 1 có m1
khả năng xảy ra;
phương án thứ 2 có m2 khả năng xảy ra; ...
phương án thứ n có mn khả năng xảy ra.
+ Khi đó có: m m1 2 ... mn khả năng xảy ra sự kiện.
Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời
(hay còn gọi là hai sự kiện xung khắc), nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này
loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia hay nói cách khác xác suất của một sự
kiện có nhiều
khả năng bằng tổng xác suất các khả năng
của sự kiện đó. P(A hoặc B) = P(A) + P(B). Nguyên tắc cộng xác suất được áp
dụng khi các sự kiện ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
2.2. Quy tắc nhân xác suất (vừa thế này,
vừa thế kia) (bài toán chia làm nhiều giai đoạn phụ thuộc vào sự lựa chọn cái
nào trước, cái nào sau).
Nếu một sự kiện nào đó phải hoàn thành qua
n giai đoạn liên tiếp, trong đó:
+ Phương án thứ 1 có m1 khả năng xảy ra;
phương án thứ 2 có m2 khả năng xảy ra;... phương án thứ n có mn cách thực hiện.
+ Khi đó có: m m1 2 ... mn khả năng xảy ra sự kiện.
Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự
xuất hiện của sự kiện này không phụ thuộc
hai kiểu gen AA (tỉ lệ
) hoặc Aa (tỉ lệ
). Do đó xác xuất thế
hệ F1 có hạt vàng là
1 1 3
4 2 4
.
Ví dụ: Trong quy luật di truyền Menđen cây
hoa đỏ lai với cây hoa trắng thu được
AA
đỏ :
Aa đỏ :
aa trắng. Như vây, xác
suất để một bông hoa bất kì có màu đỏ là
1 2 3
4 4 4
.
Ví dụ: Đậu Hà Lan
hạt vàng do gen A quy định hạt xanh do gen a quy định; hạt trơn do gen B quy
định, hạt nhăn do gen b quy định. Hai cặp tính trạng này di truyền độc lập với
nhau. Nếu P có kiểu gen dị hợp AaBb lai với nhau thì thế hệ F1; tỉ lệ hạt vàng,
trơn là bao nhiêu? Hướng dẫn giải
+ Thế hệ F1, hạt vàng chỉ có thể có một
trong
hai kiểu gen AA (tỉ lệ
) hoặc Aa (tỉ
1
lệ 2 ).
Do đó xác suất thế hệ F1 có hạt vàng vào sự xuất hiện của sự kiện kia hay nói
cách khác là tổ hợp của hai sự kiện độc lập có xác suất bằng tích các xác suất
của từng sự kiện đó. P(A và B) = P(A).P(B).
Nguyên tắc nhân xác
suất được áp dụng với các sự kiện xảy ra riêng lẻ hoặc các sự kiện
xảy ra theo một trật tự xác định.
Nhận xét:
+ Nếu bỏ 1 giai đoạn nào đó mà ta không
thể hoàn thành được công việc (không có kết quả) thì lúc đó ta cần phải sử dụng
quy
tắc nhân.
+ Nếu bỏ 1 giai đoạn
nào đó mà ta vẫn có thể hoàn thành được công việc (có kết quả) thì lúc đó ta sử
dụng quy tắc cộng.
Ví dụ mẫu
1 1 3
là 4 2 4 .
+ Thế hệ F1, hạt trơn chỉ có thể có một
trong hai kiểu gen BB (tỉ lệ
) hoặc Bb (tỉ
1
lệ 2 ). Do đó xác
1 1 3
suất thế hệ F1 có hai trơn là 4 2 4 .
→ Vậy xác suất thế hệ F1 có hạt vàng, trơn
3 3 9
là 4 4 16 .
Ví dụ 1: Cho đậu Hà Lan hạt vàng thân cao
dị hợp tự thụ phấn. Xác suất gặp cây hạt vàng thân thấp là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Vì 2 tính trạng này nằm trên 2 NST khác
nhau nên hai tính trạng này di truyền độc lập. Tính trạng hạt vàng khi tự thụ
phấn cho ra
hạt vàng :
hạt xanh. Xác suất bắt
gặp hạt
vàng là
.
Tính trạng thân cao khi tự thụ phấn cho ra
thân cao :
thân thấp. Xác suất bắt
gặp thân
thấp
.
3 1 3
Như vậy, xác suất bắt gặp cây
đậu hạt vàng thân thấp là 4 4 16 .
Ví dụ 2: Ở chuột, màu lông do một gen có 2
alen, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với b lông trắng. Cho phép lai
P: Bb × bb. Tính xác suất thu được một con đen và một con trắng?
Hướng dẫn giải
Theo đề thì có 2 khả năng thu được 1 con đen và một con
trắng:
Trường hợp 1: con thứ nhất là đen, con thứ hai là trắng với
xác suất là:
1
1 1
2
2 4 .
Trường hợp 2: con thứ nhất là trắng, con thứ hai là đen với
xác suất là:
1
1 1
2
2 4 .
Vậy xác suất thu được một con đen và một con trắng trong
một lứa có 2 con là:
1 1 1
4 4 2 .
Ví dụ 3: Cho cây AaBb tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ cây có
kiểu gen giống bố mẹ?
Hướng dẫn giải
Theo đề thì cặp gen A, a phân li độc lập với cặp gen B, b.
Aa Aa
1 AA Aa aa: 1 : 1 Bb Bb
1 BB Bb bb: 1 : 1 Nên
4 2 4 ;
4 2 4
1 1 1
Tỉ lệ cây con giống bố mẹ AaBb sẽ là 2 2 4
.
Ví dụ 4 (Câu 1 - SGK
trang 16): Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình
dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
Hướng dẫn giải
Tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu
trong thí nghiệm của Menđen di truyền độc lập với nhau (không phụ thuộc vào
nhau) vì tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
nó (tỉ lệ của các tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ các kiểu hình ở F2).
Ví dụ: Hạt vàng, trơn =
vàng ×
trơn =
; hạt xanh, nhăn =
xanh ×
nhăn =
. Ví dụ 5 (Câu 2 - SGK trang 16): Biến dị tổ hợp là gì? Nó
được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
Hướng dẫn giải
Biến dị tổ hợp là sự phân li độc lập của
các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện
các kiểu hình khác P.
Biến dị tổ hợp được xuất hiện trong các hình thức sinh sản
hữu tính (giao phối).
Ví dụ 6 (Câu 3 - SGK
trang 16): Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2
phải có
A. tỉ
lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
B. tỉ
lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
C. 4
kiểu hình khác nhau.
D. các
biến dị tổ hợp.
Hướng dẫn giải
Do sự phân li độc
lập của các cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử và sự tổ hợp tự do của
các giao tử trong thụ tinh nên ở F2 phảỉ có tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích
tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Chọn B.
Ví dụ 7 (Câu 1 - SGK trang 19): Menđen đã
giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
Hướng dẫn giải
Menđen đã giải thích cơ thể có kiểu gen
AABB cho 1 loại giao tử AB, tương tự kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ab. Sự
kết hợp của hai loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen AaBb.
Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự
phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao
tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau.
Như vậy, sự phân li
độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong
quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là nguyên nhân tạo ra sự di truyền độc
lập của các cặp tính trạng.
Ví dụ 8 (Câu 2 - SGK trang 19): Nêu nội dung của quy luật
phân li độc lập?
Hướng dẫn giải
Nội dung của quy luật phân li độc lập là:
“Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát
sinh giao tử”.
Ví dụ 9 (Câu 3 - SGK trang 19): Biến dị tổ
hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản
giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
Hướng dẫn giải
Ý nghĩa của biến dị
tổ hợp: cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình chọn giống và tiến
hóa.
Ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại
phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính là do biến dị được nhanh
chóng nhân lên qua quá trình giao phối và ở các loài sinh vật bậc cao có rất
nhiều gen, các gen thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con
cháu là cực kì lớn.
Ví dụ 10 (Câu 4 - SGK trang 19): Ở người,
gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen
b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng, mắt
xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con
sinh ra đều tóc xoăn, mắt đen?
A. AaBb. B. AaBB. C.
AABb. D. AABB.
Hướng dẫn giải
+ Bố có tóc thẳng, mắt xanh nên kiểu gen của bố là: aabb
cho 1 loại giao tử ab.
+ Con có mắt đen, tóc xoăn sẽ nhận 1 giao tử ab từ bố vậy
nên kiểu gen của con sẽ là:
AaBb.
Vậy mẹ sẽ cho con giao tử AB nên kiểu gen của mẹ là AABB.
Sơ đồ lai
P: Tóc xoăn, mắt đen × tóc thẳng, mắt xanh
AABB aabb
GP: AB ab
F1: KG: AaBb
KH: 100% tóc
xoăn, mắt đen Chọn D.
Ví dụ 11: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu
lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và
không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so
với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài. Cho
chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều
dài đuôi giao phối với nhau thu được F1 tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu
được F2. a. Hãy lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được
sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải
Quy ước gen: A: lông đen; a: lông
nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài. a. Sơ đồ lai
Trường hợp 1:
Pt/c: Lông đen, đuôi ngắn × Lông nâu, đuôi dài
AABB aabb
GP: AB ab
F1:
KG: AaBb
KH: 100% lông
đen, đuôi ngắn Trường hợp 2:
Pt/c : Lông đen, đuôi dài × Lông nâu, đuôi ngắn
AAbb aaBB
GP: Ab aB
F1: KG: AaBb
KH: 100% lông đen, đuôi ngắn.
F1 × F1: Lông đen, đuôi ngắn × Lông đen, đuôi ngắn
AaBb AaBb
GF1: AB:Ab:aB:ab F2:
|
AB:Ab:aB:ab
|
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb
aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb
+ Kiểu gen: 9A–B–; : 3A–bb : 3aaB– : 1aabb
+ Kiểu hình: 9 lông
đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài: 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi
dài.
b. Kết quả lai phân tích F1
P: Lông đen, đuôi ngắn × Lông
nâu, đuôi dài
AaBb aabb
GP: AB : Ab : aB : ab ab
Fb:
+ Kiểu gen: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.
+ Kiểu hình: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1
lông đen, đuôi dài: 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài.
Lưu ý: Do đề bài chưa cho biết kiểu hình
của P, chỉ cho điều kiện là thuần chủng nên ta cần viết ra tất cả các trường
hợp có kiểu gen thuần chủng lai với nhau.
Trong các thí nghiệm của Menđen, bố mẹ có vai trò như nhau
trong phép lai nên ta không cần đảo vai trò của bố mẹ.
Ví dụ 12: Người ta
thường gọi các quy luật Menđen là các quy luật di truyền, nếu có ai đó gọi quy
luật phân li độc lập là quy luật biến dị thì có được không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Được, vì đó là quy luật biến dị tổ hợp. số
tổ hợp giao tử = số giao tử đực × số giao tử cái trong phép lai đó.
Ví dụ 13: Nếu biết
các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập, thì có thể dự đoán được
kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Điều này có ý nghĩa gì trong tiến hóa và
trong chọn giống?
Hướng dẫn giải
Trong sinh sản hữu
tính, khi các gen phân li độc lập sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp là nguồn
nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và trong chọn giống. Khi dự đoán được kết
quả phân li kiểu hình ở đời sau thì ta có thể chủ động chọn cặp bố mẹ làm giống
với những tính trạng mong muốn. Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Trong thí
nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả
thu được về kiểu hình sẽ có tỉ lệ nào sau đây? A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
B. 3
vàng, trơn : 1 xanh, nhãn.
C. 1
vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
D. 3
vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Câu 2: Cơ sở tế bào học của định luật phân li độc lập là
A. sự
tự nhân đôi, phân li của nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
B. sự
phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST.
C. các
gen nằm trên các NST.
D. do
có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 3: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là
1. F2
có tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1.
2. F2
có 4 loại kiểu hình khác nhau.
3. Sự
phân li độc lập của các cặp gen quy định các cặp tính trạng trong quá trình
phát sinhgiao tử.
4. Sự
kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong thụ tinh.
Câu trả lời đúng là
A. chỉ có 1 và 2. B. chỉ có 3 và 4. C. chỉ có 1 và 3. D. chỉ
có 2 và 4.
Câu 4: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là
A. ở
F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
B. sự
phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của
cáctính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. sự
phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di
truyềnriêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. nếu
P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3 +
n)n.Câu 5: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn
toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd × Aabbdd cho tỉ
lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là
1 1 1
A. . B. 2 .
C. 8 .
D. 16
.
Câu 6: Trong trường hợp mỗi cặp gen quy
định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn. Ở phép lai BbDD × BBDd, đời con có
bao nhiêu loại kiểu gen sau đây? A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.
Câu 7: Dựa vào phân
tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di
truyền độc lập vì
A. tỉ
lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
B. tỉ
lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
C. F2
có 4 kiểu hình.
D. F2
xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Bài tập nâng cao
Câu 8: Một phép lai hai cặp tính trạng,
trong đó cặp tính trạng thứ nhất có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 : 1, cặp tính
trạng thứ 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1. Hai cặp tính trạng này di
truyền phân li độc lập với nhau nếu tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai là A.
3 : 6 : 3. B. 1 : 2 : 1. C. 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1. D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 9: Bố mẹ dị hợp về n cặp gen (các gen
di truyền độc lập, trội lặn hoàn toàn) thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 3:1 n . B. 3n.
C. 1:1 n. D.
1:2:1 n.
Câu 10: Ở đậu Hà Lan gen quy định hạt trơn
là trội, hạt nhăn là lặn; hạt vàng là trội, hạt lục là lặn; hai cặp gen nằm
trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu dị hợp về 2 cặp gen quy định 2
cặp tính trạng nói trên giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về cặp gen quy
định màu sắc hạt; sự phân li kiểu hình của các hạt lai sẽ theo tỉ lệ A. 3 : 1.
B. 3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 11: Ở đậu Hà
Lan, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa
đỏ, alen b quy định hoa trắng, các cặp alen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn
ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột
biến, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2
là
1 1
A. . B.
. C. 16 .D.
81.
Câu 12: Lai hai dòng chuột đuôi dài và
ngắn được F1 toàn chuột đuôi dài, ở F2 có tỉ lệ phân li xấp xỉ 3 : 1. Xác suất
để đời con của một tổ hợp lai giữa các con chuột F1 thu được gồm 2 con đuôi dài
và 2 con đuôi ngắn là
A.
. B.
. C.
. D.
.
Câu 13: Lai phân
tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng
trơn : 50% xanh trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen
A. aabb. B. AaBB. C.
AABb. D. AABB. ĐÁP ÁN
1-C 2-B 3-B 4-C 5-D 6-C 7-A 8-C 9-A 10-B
11-D 12-B 13-B
BÀI 4: BÀI TẬP CHƯƠNG
I Mục tiêu Kiến thức
+ Hệ thống hoá kiến thức đã học ở chuyên đề 1
Kĩ năng
+ Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền Menđen.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Biết
kiểu gen của P, quy luật chi phối, xác định kết quả lai
Phương pháp giải
Ví
dụ: Ở cà chua, hai tính trạng thân cao và quả đỏ trội hoàn toàn so với thân
thấp và quả vàng, hai cặp tính trạng độc lập với nhau. Hãy dự đoán kết quả khi
cho cây thân cao, quả vàng lai với cây thân thấp, quả đỏ?
Bước
1: Hãy viết kí hiệu cho các alen (các kí hiệu cũng có thể được cho ngay
trong bài). Dùng chữ cái viết hoa để kí hiệu alen trội, chữ viết thường cho
alen lặn.
Bước 2: Hãy viết ra các kiểu gen quy
định kiểu hình:
a.
Nếu kiểu hình trội (ví dụ hoa tím), thìkiểu gen
có thể là đồng hợp trội hoặc dị hợp (AA hoặc Aa).
b.
Nếu kiểu hình lặn thì kiểu gen phải làđồng hợp
tử lặn (aa).
c.
Nếu trong bài mà nói “thuần chủng” thìkiểu gen
của cá thể phải là đồng hợp tử. Bước 3:
Xác định xem đề bài yêu cầu gì. Nếu đề bài yêu cầu lai thì hãy viết dưới dạng
[kiểu gen] × [kiểu gen], bằng cách sử dụng các alen mà bạn vừa xác định được.
Bước
4: Để tìm ra kết quả lai, hãy vẽ hình vuông pennet.
a. Hãy điền các kiểu giao tử của một trong
hai bố mẹ ở dòng trên cùng còn các loại giao tử của bố hoặc mẹ còn lại ở cột
đầu tiên bên trái. Để xác định các alen trong mỗi giao tử của một kiểu gen nhất
định, hãy dùng cách liệt kê hệ thống để chỉ ra tất cả các khả năng có thể có. (Mỗi giao tử chỉ chứa một alen của một gen).
Lưu ý là có 2n Hướng dẫn
giải
Bước 1:
Quy ước: gen A: thân cao; gen a: thân
thấp, gen B: quả đỏ; gen b: quả vàng.
Bước 2:
Xác định kiểu gen của bố, mẹ. P: thân cao,
quả vàng có kiểu gen AAbb hoặc Aabb;
P: thân thấp, quả đỏ có kiểu gen aaBB hoặc
aaBb.
Bước 3:
Có 4 phép lai có thể xảy ra:
1. P:
AAbb × aaBB.
2. P:
AAbb × aaBb.
3. P:
Aabb × aaBB.
4. P:
Aabb × aaBb.
Bước 4:
Sơ đồ lai 1:
P: AAbb × aaBB
Gp:
Ab aB
F1: KG 100% AaBb KH
100% thân cao, quả đỏ.
Sơ đồ lai 2:
P: AAbb × aaBb
Gp:Ab aB, ab
F1: KG 1 AaBb : 1 Aabb
kiểu giao tử khác
nhau, trong đó n là số cặp gen ở trạng thái dị hợp. Ví dụ, cá thể có kiểu gen AaBbCc
có thể tạo ra 23 = 8 kiểu giao tử. Hãy viết kiểu gen của giao
tử trong các vòng tròn ở bên trên mỗi cột và bên trái mỗi dòng.
b. Điền vào các ô pennet như thể tinh
trùng kết hợp với trứng tạo ra các cá thể con có thể có. Ví dụ, trong phép lai
AaBbCc × AaBbCc hình vuông pennet sẽ có 8 dòng và 8 cột và như thế sẽ có 64
loại cá thể khác nhau và bạn có thể biết kiểu gen và kiểu hình của từng cá thể
đời con. Đếm số kiểu gen và kiểu hình để xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở
đời con.
Lưu ý: có thể sử dụng quy luật xác suất
nếu ô pennet quá lớn. Hãy xét từng gen riêng biệt.
Ví dụ mẫu
KH: 1 thân cao, quả
đỏ : 1 thân cao, quả vàng.
Sơ đồ lai 3:
P: Aabb × aaBB
Gp: Ab,ab aB
F1: KG: 1AaBb : 1 aaBb
KH: 1 thân cao, quả đỏ : 1 thân thấp, quả
đỏ. Sơ đồ lai 4:
P: Aabb × aaBb
GP:Ab, ab aB, ab
F1: KG 1 AaBb : 1 Aabb: 1aaBb : 1aabb
KH 1 thân cao, quả đỏ : 1 thân cao, quả
vàng : 1 thân thấp, quả đỏ : 1 thân thấp, quả vàng.
Ví dụ 1 (Câu 1 - SGK trang 22): Ở chó, lông
ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng × lông dài, kết
quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Toàn lông ngắn. B. Toàn lông dài.
C. 1 lông ngắn : 1 lông dài. D. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
Hướng dẫn giải
Vì P lông ngắn thuần chủng → P lông ngắn mang kiểu gen đồng
hợp trội → F1 đồng tính trội, F1 toàn lông
ngắn.
Sơ đồ lai minh họa:
Pt/c : Lông ngắn × lông dài
AA aa
GP: A a
F1:
KG: Aa
KH: 100% lông ngắn
Chọn A.
Ví dụ 2: Tiến
hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và xanh, trơn được
F1,
cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ
phân tính A. 3 vàng, trơn : 1 xanh,
trơn.
B. 9
vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
C. 3
vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
D. 3
vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
Hướng dẫn giải
Cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn có kiểu gen AABB.
Cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt xanh, trơn có kiểu gen aaBB.
Ta có phép lai P: AABB × aaBB
Gp:
AB aB
F1: AaBB
F1×F1: AaBB × AaBB
GF1: AB, aB AB, aB
F2: KG: AABB : AaBB : AaBB : aaBB
KH: 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn Chọn A.
Ví dụ 3: Cho cây
đậu Hà Lan thân cao hạt vàng lai với cây đậu thân thấp hạt xanh được F1 đồng
loạt các cây đậu thân cao hạt vàng. Cho F1 lai với nhau được F2.
Làm thế nào để phân biệt được kiểu gen của các cây đậu thân cao hạt vàng ở F2?
Hướng dẫn giải
Ở F1 thu được các cây đậu đồng loạt thân cao
hạt vàng → 2 cơ thể bố, mẹ thuần chủng. Hai tính trạng thân cao, hạt vàng là
trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt xanh.
Quy ước: gen A: thân cao; gen a: thân thấp; gen B: hạt
vàng; gen b: hạt xanh.
Ở F2 thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 :
3 : 1. Các cây thân cao hạt vàng ở F 2 có kiểu gen A-B-
(AABB, AABb, AaBB, AaBb).
Muốn phân biệt các kiểu gen trên ta cũng dùng phép lai phân
tích. Cho các cây thân cao hạt vàng ở F2 lai với cây thân
thấp hạt xanh.
Kết quả:
+ Nếu Fb chỉ có 1 loại kiểu hình thân cao hạt
vàng thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen AABB.
+ Nếu Fb phân li 4 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1
: 1 thì cây thân cao hạt vàng ở F2 có kiểu gen
AaBb.
+ Nếu Fb cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 (50%
thân cao hạt xanh : 50% thân cao hạt vàng) thì cây thân cao hạt vàng ở F2
có kiểu gen AABb.
+ Nếu Fb cho 2 kiểu hình với tỉ lệ 50% thân cao
hạt vàng : 50% thân thấp hạt vàng thì cây thân cao hạt vàng ở F2
có kiểu gen AaBB. Sơ đồ lai minh họa:
1. F1:
Cao, vàng × thấp, xanh 3. F1:
Cao, vàng × thấp, xanh
AABB aabb AABb aabb
GF1: AB ab GF1:
AB,Ab ab
Fb: KG: AaBb Fb: KG: 1AaBb : 1Aabb
KH: 100% cao,
vàng. KH: 1 cao,
vàng : 1 cao,
trắng.
2. F1:
Cao, vàng × thấp, xanh 4. F1:
Cao, vàng × thấp, xanh
AaBb aabb AaBB aabb
GF1: AB, Ab, aB, ab ab GF1: AB, aB ab
Fb: KG: AaBb : Aabb :
aaBb : Fb: KG: AaBb :
aaBb
aabb KH: 1 cao vàng : 1
thấp vàng.
KH: 1 cao, vàng : 1 cao, xanh : 1 thấp, xanh : 1, thấp,
xanh. Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Ở đậu Hà Lan gen A
quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt
nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau.
Câu 1: Phép lai
nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C.
aabb × AaBB. D. AaBb ×
Aabb.
Câu 2: Phép lai
nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?
A. aabb × aabb. B. AaBb × AABb. C. Aabb × aaBB. D.
aaBb × Aabb.
Câu 3: Phép lai
nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ít nhất?
A. AABB × AaBb. B. AABb × Aabb. C.
AAbb × aaBB. D. AABB ×
AABb.
Bài tập nâng cao
Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn là trội, hạt nhăn là
lặn; hạt vàng là trội, hạt lục là lặn; hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương
đồng khác nhau. Cho cây đậu dị hợp về 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nói
trên giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về cặp gen quy định màu sắc hạt; sự
phân li kiểu hình của các hạt lai sẽ theo tỉ lệ
A. 3 : 1. B.
3 : 3 : 1 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D.
1 : 1 : 1 : 1.
Câu
5: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd × aaBBDd (mỗi gen quy định một
tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra
A.
4 loại kiểu hình, 8 loại kiểu gen. B. 4 loại kiểu hình, 12 loại kiểu gen.
C. 8 loại kiểu
hình, 12 loại kiểu gen. D. 6 loại kiểu hình, 4 loại kiểu gen.
ĐÁP ÁN
1-C 2-B 3-C 4-B 5-B
Dạng 2: Biết kết quả của phép lai,
xác định P, quy luật chi phối
Phương pháp giải
Với bài toán cho kết quả lai 2 hay nhiều
cặp tính trạng thì phải xét riêng từng cặp tính trạng để xác định kiểu gen P.
Nếu đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình mà không cho biết kiểu gen của bố mẹ thì
kiểu hình có thể giúp bạn suy ra kiểu gen của bố mẹ.
a.
Ví dụ: nếu
số con có kiểu hình lặn
và
số con có kiểu hình
trội thì bạn có thể thấy đây là phép lai giữa cá thể có kiểu gen dị hợp tử với
cá thể có kiểu gen đồng hợp tử lặn (Aa × aa).
b.
Nếu tỉ lệ là 3 : 1 thì đây là phép lai giữahai
cá thể dị hợp tử (Aa × Aa).
c.
Nếu 2 gen quy định tính trạng thì sẽ có tỉlệ 9 :
3 : 3 : 1 ở đời con và như vậy bạn biết được bố mẹ đều dị hợp tử ở cả hai gen
(AaBb × AaBb).
Ví dụ: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn
so với hai tính trạng thân thấp, hạt gạo trong. Hai cặp tính trạng di truyền
độc lập. Trong một phép lai giữa hai cây, người ta thu được F1
gồm 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt gạo trong : 40
cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong. Hãy xác
định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ. Hướng dẫn giải
Quy ước: gen A: thân
cao; gen a: thân thấp; gen B: hạt gạo đục; gen b: hạt gạo trong. Phân tích từng
cặp tính trạng ở con lai F1 + Về chiều cao thân cây: thân cao :
thân thấp = (120 + 119): (40 + 41) = 3:1
2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp Aa.
+ Về hạt: hạt gạo đục : hạt gạo trong = (120
+ 40): (119 + 41) = 1:1 P: Bb (hạt gạo Lưu ý: Không nên xem các
số liệu thu được phải trùng khớp với tỉ lệ dự đoán. Ví dụ, nếu đời con có 13 cá
thể có tính trạng trội và 11 cá thể có tính trạng lặn thì tỉ lệ trội lặn này có
thể coi là 1 : 1.
Ví dụ mẫu
đục) × bb (hạt gạo trong)
Xét đồng thời hai
cặp tính trạng kiểu gen và kiểu hình của
P là:
+ Một cây P mang kiểu gen AaBb; kiểu hình
thân cao, hạt gạo đục.
+ Một cây P mang kiểu gen Aabb; kiểu hình
thân cao, hạt gạo trong.
Sơ đồ lai
P: AaBb (thân cao, hạt đục) × Aabb (thân
cao, hạt gạo trong)
Gp: AB,
Ab, aB, ab Ab, ab
F1:
AB Ab aB ab
Ab AABb AAbb AaBb Aabb Cao, Cao, Cao, Cao, đục trong đục trong
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Cao, Cao, Thấp, Thấp,
đục trong đục trong
Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình
1
AABb : 2 3
thân cao, hạt gạo đục.
AaBb 3
thân cao, hạt gạo
2
Aabb : 1 trong.
Aabb 1 thân thấp, hạt
gạo đục. 1aaBb 1 thân thấp , hạt gạo 1aabb trong.
Ví dụ 1 (Câu 2 – SGK trang 22): Ở cà chua, gen
A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền
màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:
P: Thân đỏ thẫm × Thân đỏ thẫm → F1:
75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục.
Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với
phép lai trên trong các công thức lai sau đây:
A. P: AA × AA. B. P: AA × Aa. C. P: AA × aa. D. P: Aa × Aa.
Hướng dẫn giải
Vì theo đề bài, P đều có kiểu hình thân đỏ thẫm sinh ra con
có kiểu hình thân xanh lục và thân đỏ thẫm → Thân đỏ thẫm trội hoàn toàn so với
thân xanh lục → P mang kiểu hình trội có kiểu gen (AA hoặc Aa).
F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ thẫm (A-) : 1
xanh lục (aa) → Thân xanh lục sẽ nhận một giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ
→ P đều giảm phân sinh ra giao tử a → P dị hợp tử (Aa).
Sơ đồ lai minh họa:
P: thân đỏ thẫm × thân đỏ thẫm
Aa Aa
Gp:
1A:1a 1A:1a
F1:
KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3 đỏ thẫm : 1
xanh lục Chọn D.
Ví dụ 2 (Câu 4 -
SGIC trang 23): Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a
quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường
hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? A. Mẹ mắt đen (AA) × Bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ
mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (Aa).
C. Mẹ
mắt xanh (aa) × Bố mắt đen (Aa).
D. Mẹ
mắt đen (Aa) × Bố mắt đen (AA).
Hướng dẫn giải
Vì gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định
mắt xanh.
Mắt đen có kiểu gen (AA, Aa) → Mắt đen chắc chắn nhận được
1 giao tử A của bố hoặc mẹ.
Mắt xanh có kiểu gen aa → Mắt xanh nhận được 1 giao tử a từ
bố và 1 giao tử a từ mẹ → Cả hai bên bố mẹ đều giảm phân sinh ra giao tử a.
Sơ đồ lai minh họa:
1. P:
Mẹ mắt đen × bố mắt đen
Aa Aa
GP:
1A:1a 1A:1a
F1:
KG: 1AA : 2Aa : 1aa KH: 3
mắt đen : 1 mắt xanh Chọn B và C.
2. P:
Mẹ mắt xanh × bố mắt đen
aa Aa
GP: a 1A : 1a
F1: KG: 1Aa : 1aa
KH: 1 mắt xanh : 1 mắt đen
Ví
dụ 3 (Câu 5 - SQK trang 23): Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định
quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà
chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1
đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau
được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây
quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với
phép lai trên trong các trường hợp sau:
A. P: AABB × aabb.
|
B. P: Aabb × aaBb.
|
C. P: AaBB × AABb.
|
D. P: AAbb ×
aaBB.
|
Hướng dẫn giải
Theo đề bài: F2 có 901 cây quả đỏ,
tròn; 299 cây quả đỏ, bầu; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu
dục Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2
≈ 9 : 3 : 3 : 1 → F1 dị hợp hai cặp gen.
F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn → F1
đồng tính → P đỏ, bầu dục và vàng, tròn thuần chủng.
P: AAbb × aaBB.
Chọn D.
Ví dụ 4: Lai
phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50%
vàng trơn, 50% xanh trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen
A. aabb. B. AaBB. C.
AABb. D. AABB.
Hướng dẫn giải
Xét riêng từng cặp tính trạng ta có
+ Màu hạt: F1 phân li 50% vàng : 50% xanh → P có kiểu
gen Aa × aa.
+ Hình dạng hạt: F1 100% hạt trơn → P có
kiểu gen BB × bb.
Vậy P có kiểu gen AaBB × aabb (lai phân tích).
Chọn B.
Ví dụ 5: Ở người
nhóm máu ABO do 3 gen alen IA, IB, IO
quy định:
+ Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IA
IA,
IA
IO.
+ Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB
IB,
IB
IO.
+ Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen IO
IO.
+ Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA
IB.
Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ sinh
con có thể có đủ 4 loại nhóm máu?
A. IA IO × IA
IB. B.
IB
IO
× IA IB. C. IA IB
× IA IB. D. IA IO
× IB IO.
Hướng dẫn giải
Để sinh con có thể có đủ 4 loại nhóm máu thì cả hai bố mẹ
phải dị hợp tử về kiểu gen quy định nhóm máu (IA IO
× IB IO).
Chọn D.
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Ở đậu Hà Lan gen A
quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt
nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau.
Câu
1: Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời
con thu được 2 loại kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 :
1, kiểu gen của hai cây bố mẹ sẽ là
A. Aabb × aabb. B. AAbb × aaBB. C. Aabb × aaBb. D.
Aabb × aaBB.
Câu
2: Để thu được toàn hạt vàng trơn, phải thực hiện việc giao phấn giữa các
cá thể bố mẹ có kiểu gen 1. P: AABB × aabb. 2. P: aaBB × AAbb. 3. P: AaBb ×
AABB.
4. P: AaBb × aabb.
Tổ hợp các phép lai đúng là
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C.
(2), (3), (4). D. (1), (2).
Bài tập nâng cao
Câu
3: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả
tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu
dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả
đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2
có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục ; 301 cây quả vàng, tròn ; 103
cây quả vàng, bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong
các trường hợp sau?
A. P: AABB × aabb. B. P: Aabb × aaBb. C.
P: AaBB × AABb.
D. P: AAbb ×
aaBB.
ĐÁP ÁN
1-D 2-A 3-D