Hiện nay, học môn địa lý có thể bằng 2 cách: Một là mang tính chất học thuộc lòng, cách học này ít phải suy nghĩ, chỉ cần ghi nhớ máy móc và có một phần lợi thế khi thi cử. Hai là: Để tránh phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng (một nỗi sợ của nhiều học sinh) thì học sinh nên sử dụng atlas vào việc học địa lý, cách học này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về bản đồ (đọc-hiểu) và đôi khi lại bất lợi khi thi vì không nhớ được số liệu. Vậy học như thế nào là tối ưu? Có lẽ cần phải học địa lý bằng atlas xong cũng không bỏ qua sách giáo khoa, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình học. Tuy nhiên vì mục đích của người viết nên cách học là trên cơ sở sử dụng atlas, chỉ những nội dung nào không có hoặc quá khó mới sử dụng trong SGK, những số liệu khác biệt có thể xảy ra giữa SGK và Atlas không ảnh hưởng đến việc học.
Để sử dụng át lát trong học và làm bài địa lý cần phải:
- Đọc kĩ đề xem đề thi yêu cầu những gì?
- Để đáp ứng yêu cầu của đề thì cần phải sử dụng những bản đồ nào? Bản đồ ấy nằm ở đâu?
- Nắm vững bảng ký hiệu nằm ở trang bìa.
- Tìm đến bản đồ cần sử dụng (tên bản đồ) Việc làm này rất nhiều hs đã bỏ qua, trong khi ở 1 trang bản đồ đôi khi có nhiều bản đồ với nhiều nội dung khác nhau, một nội dung nhưng nó lại có ở nhiều trang, nhiều bản đồ khác nhau. (Về cơ bản các nội dung về nguồn lực nằm ở nửa đầu, các nội dung về các ngành, các vùng nằm ở các trang sau)
- Xem trong bản chú thích: các nội dung mình cần tìm được kí hiệu như thế nào? Có những nội dung nào được thể hiện trên bản đồ đó? (Các màu sắc, các biểu đồ trên bản đồ, các kí hiệu…nó có ý nghĩa gì trên bản đồ đó?)
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của đề thi
đây là việc làm khó nhất, đôi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được 1 kết luận, một nhận xét cần thiết.
Trong quá trình viết có thể không tránh khỏi sai sót, người viết rất mong được thông cảm và góp ý để tài liệu được hoàn thiện hơn.
PHẦN MỘT
CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
:
- Về vị trí địa lý:
Trang 4, 5: Bản đồ hành chính Việt Nam
Xem lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? Hình dạng lãnh thổ ra sao với qui mô và hình dạng lãnh thổ như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế?
Xem giới hạn vĩ độ địa lý kết hợp với biển Đông ở phía Đông => Rút ra những đặc điểm khí hậu và ảnh hưởng của khí hậu đối với kinh tế.
Bản đồ Việt nam trong Đông Nam Á: Xem VN ở phía nào trong 3 nước Đông dương, ở khu vực nào trong khu vực Đông Nam Á => qui kết ý nghĩa trong việc trao đổi trong khu vực.
Trang 23: Bản đồ giao thông Việt Nam
Xem vị trí của VN với đường giao thông Biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, Vị trí của VN trên đường giao thông Á-Úc, Vị trí của VN với Nhật, Hàn quốc, Đài loan, Hồng công, Trung quốc => Cơ hội và thách thức gì trong việc mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi giữa VN với các nước khác trong khu vực châu Á-Thái bình dương và các nước khác trên thế giới?
2. Về tài nguyên thiên nhiên:
Đất (trang 8):
Chúng ta có những loại đất chính gì? (Dựa vào chú thích) -> thuận lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp? Việc sử dụng các loại đất này có khó khăn gì không? Cần phải nói rõ có những loại nào, qui mô của từng loại, phân bố của từng loại (chồng bản đồ đất lên bản đồ trang 4, 5), chất lượng của từng loại và ảnh hưởng của từng loại}.
II. DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
1. Về vấn đề dân số, sự phân bố dân cư (Trang 11)
Dựa vào biểu đồ cột (Dân số VN qua các năm) sẽ biết được dân số nước ta đến năm 2003 là bao nhiêu người, với số người như vậy là nhiều hay ít, có thuận lợi và khó khăn gì trong hoàn cảnh nước ta hiện nay?( có nguồn lao động dồi dào nhưng khó khăn trong việc nâng cao mức sống).
Sự thay đổi dân số qua một số năm, qua một số thời kì khác nhau như thế nào? Xem giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm và những năm gần đây như thế nào. Nội dung này nên so sánh giai đoạn 1921-1960 dân số tăng gấp đôi trong 39 năm với giai đoạn 1960-1989 mới 29 năm nhưng dân số đã tăng trên 2 lần như vậy dân số tăng ngày càng nhanh. Sử dụng tháp dân số năm 1999 ta nhận thấy tháp tuổi đang có xu hướng thu hẹp, nhóm tuổi 5-9(sinh từ năm 1990 đến 1994) nhiều hơn nhóm tuổi 0-4 (sinh từ năm 1995 đến 1999) cho nên ta nói từ 1990 đến nay tốc độ tăng dân số ở nước ta giảm dần(tuy nhiên vẫn còn cao hơn mức gia tăng dân số trung bình của thế giới).à Hãy nêu hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với chất lượng cuộc sống, tài nguyên và môi trường, sự phát triển kinh tế.
Dựa vào 2 tháp dân số em sẽ có những nhận định tương đối về kết cấu dân số nước ta về tuổi (già hay trẻ), về giới (nam nhiều hay nữ nhiều), về nguồn lao động (nhiều hay ít). Qua 2 tháp dân số này ta cũng có thể nhận xét được về kết cấu theo tuổi của dân số, nguồn lao động như thế nào? Nếu ta so sánh 2 tháp ta còn có thể nhận định được về tình hình tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 89-99 như thế nào (So sánh nhóm tuổi từ 0-4 với nhóm tuổi 5-9 với nhóm tuổi từ 10-14 trong từng năm và giữa 2 năm để suy ra tỉ lệ sinh có xu hướng thay đổi như thế nào).
Ta cũng có thể chỉ dựa vào tháp dân số năm 1999 để nhận xét bằng cách cộng tỉ lệ các nhóm tuổi từ 0-4,5-9,10-14 = 9%+12%+12%=33% và ta nói nước ta có dân số trẻ.Từ đây ta nêu ảnh hưởng của kết cấu dân số trẻ đối với hiện tại và tương lai : Hiện tại là gánh nặng cho xã hội nhưng đồng thời cũng là lực lượng lao động dự trữ lớn nếu được giáo dục và đào tạo tốt .
+ Về phân bố dân cư và nguồn lao động: Dựa vào trang 11(phần màu sắc thể hiện mật độ dân số)
Căn cứ vào sự phân bố màu sắc trên bản đồ em có nhận xét chung về sự phân bố dân cư ở Việt nam
Dựa vào thang màu sắc em hãy nêu ra các khu vực có mật độ dân số cao trên 2000 ng/Km2…..và những địa phương có mật độ dân số dưới 50 ng/Km2.(mật độ dân số các Tỉnh và TP trực thuộc trung ương có thể tính được cụ thể dựa vào diện tích và số dân ở trang 3).
Chồng bản đồ mật độ dân số trang 11 lên bản đồ hình thể trang 4,5 em sẽ nhận xét được vùng nào mật độ dân số cao vùng nào mật độ dân số thấp và như vậy mật độ dân số giữa miền núi và đồng bằng, giữa các đồng bằng như thế nào? Em so sánh giữa mật độ dân số ở thành thị và mật độ dân số ở các nơi khác em sẽ rút ra nhận xét phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn. Em cũng quan sát xem các đô thị phân bố chủ yếu ở vùng nào?
Dựa vào biểu đồ cơ cấu dân số hoạt động theo ngành ta lập luận dân số hoạt động theo ngành->Dân cư phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (Vì lao dộng chủ yếu trong ngành nông- lâm -ngư nghiệp mà những hoạt động kinh tế này là hình thức sản xuất chủ yếu của quần cư nông thôn)
* Tổng hợp tất cả các vấn đề trên em rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và phân bố lao động ở VN. - Dựa vào kiến thức đã học ở lớp trước suy nghĩ xem vì sao dân cư VN lại phân bố như vậy? Sự phân bố dân cư và lao động như vậy nó có ảnh hưởng gì đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong từng vùng, từng miền của nước ta?
- Ngoài các vấn đề đãnêu trên ta còn có thể trình bày được sự phân bố dân cư ngay trong mộtđịa phương nhỏ, giữa miền Bắc và miền Nam.
2.Về vấn đề dân tộc:(Trang 12):
+Dựa vào bảng thống kê dân tộc, bảng chú thích các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ, biểu đồ các nhóm dân tộc em sẽ nói đựơc các thành phần dân tộc ở VN gồm bao nhiêu dân tộc, gồm có mấy ngữ hệ, mấy nhóm ngôn ngữ, nhóm nào là nòng cốt của dân tộc VN? (phải kể ra).
+Nếu chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ trang 45 em sẽ biết được nhóm dân tộc nào sống ở vùng núi nhóm dân tộc nào sống ở vùng đồng bằng . Nếu kết hợp với trang kinh tế và kiến thức của em thì em còn biết được hoạt động kinh tế chính của từng nhóm dân tộc và trình độ sản xuất, tập quán sản xuất của các dân tộc này.
+Nếu chồng bản đồ dân tộc lên bản đồ trang 13 em còn có thể xác định được vùng phân bố của các nhóm dân tộc (người Việt ở đâu, người Chăm ở đâu, người Khme ở đâu…)
*Tất cả các vấn đề trên nó mang lại những thuận lợi và khó khăn gì về kinh tế về chính trị xã hội?