XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
TG. Kiều Thị Hương Mai
Phạm Ngọc Quỳnh
Đặt vấn đề
Trong khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Vậy tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú cho học sinh là vấn dề giáo viên chúng ta cần phải quan tâm đầu tiên.
Với phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy - học khoa học tự nhiên ( KHTN )?
Để giờ dạy KHTN đạt kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Trong đó, phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn lạ kì, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học KHTN.
Với đặc thù của bộ môn KHTN 6, việc tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học cũng không phải là vấn đề quá khó, chỉ cần 5-7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học hoặc thực hiện những buổi ngoại khóa KHTN. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập bộ môn này, từ đó đem lại thành công cho tiết dạy. Để góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ học KHTN có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học, nâng cao chất lượng học tập môn KHTN, tác giả xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “ Xây dựng và tổ chức trò chơi trong dạy học môn KHTN 6 “
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề
2.1.1. Quan niệm về trò chơi và trò chơi KHTN
- Chơi là một hoạt động vô tư, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên - xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho con người một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu.
- Trò chơi là một kiểu chơi có luật. Hay nói cách khác chơi mà có luật thì gọi là trò chơi.
Trò chơi rất phong phú, đa dạng nhưng với học sinh tiểu học có thể phân ra thành 2 loại:
- Trò chơi vận động là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp.
- Trò chơi trí tuệ là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của người học
Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho mỗi cá nhân mỗi học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái…
- Trò chơi trong dạy học môn KHTN 6 là trò chơi học tập. Trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến thức, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi.
Trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn. Giáo viên phải tìm trò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo, tích cực của học sinh nhằm tạo ra những thế hệ biết tìm tòi sáng tạo nhanh nhẹn trên mọi lĩnh vực.
- Với mục đích học mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học KHTN chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng.
Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp.
2.1.2. Các mức độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học
• Mức độ 1 - sử dụng trò chơi trước khi học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( Khởi động): Cách vận dụng đó vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Giáo viên tổ chức cho người học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho sinh viên trước khi học tập.
• Mức độ 2 - sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức trò chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng lựa chọn, giải quyết vấn đề,… ( Kích thích học tập)
• Mức độ 3 – sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức chơi để người học trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó người học tự khám phá nội dung học tập. Học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu nhớ rõ nội dung bài học. ( Khám phá tri thức )
Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trò chơi là trò chơi khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức với những đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây.
Loại trò chơi
Khởi động
Kích thích học tập
Khám phá tri thức
Mục tiêu
Tạo hưng phấn trước khi học
Kích thích tính tích cực học tập
Khám phá tri thức
Tác dụng
Thư giãn, kích hoạt tâm thế học tập
Học hào hứng, sôi động
Trải nghiệm, tạo tình huống có vấn đề
Đặc điểm
Chơi ra chơi, học ra học
Thao tác chơi là hình thức học tập
Thao tác chơi là nội dung học tập
Yêu cầu
Trò chơi đa dạng
Sử dụng kĩ thuật, công nghệ
Sáng tạo
2.2. Nguyên tắc thực hiện trò chơi KHTN
Khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo tính giáo dục: Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức – kĩ năng” của bộ môn.
- Đảm bảo tính mục tiêu: Xác định phạm vi KHTN 6, mục đích của trò chơi. Khắc sâu được kiến thức. Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy và khả năng phán đoán. Giáo dục được đạo đức thái độ của học sinh.
- Đảm bảo tính vừa sức: Chọn trò chơi không dễ quá cũng không khó quá. Nội dung đưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên thì học sinh mới có thể tham gia một cách tích cực và đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trò chơi phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường và lớp học.
- Đảm bảo tính khả thi: Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian. Trừ các trò chơi ở các tiết ngoại khóa ( 1 hoặc nhiều tiết), các tiết làm bài tập (1 tiết) thì các trò chơi trong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 4 -5 phút
- Đảm bảo tính hiệu quả: Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm: Khi tổ chức trò chơi, giáo viên là trọng tài công bằng, chính xác và là cổ động viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi, cho điểm hoặc khen ngợi các em trước tập thể lớp.
- Không được lạm dụng trò chơi làm ảnh hưởng tới chất lượng dạy học, lấn át thời gian của chính giờ học.
- Giáo viên không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi mà còn để ý, khuyến khích động viên những học sinh yếu, học sinh có tác phong chậm chạp hay rụt rè nhút nhát để tham gia, tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, hòa đồng với tập thể. Trò chơi phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng của học sinh. Tùy theo độ tuổi, theo lớp mà thiết kế tổ chức các trò chơi phù hợp.
2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức trò chơi đối với môn KHTN6.
Trong giảng dạy bộ môn KHTN 6, thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trước đây, làm cho giờ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi.
- Rèn luyện them kĩ năng quan sát; phân loại; liên kết các phân môn vật lí, hóa học, sinh học; tiến hành thí nghiệm; dự báo; thuyết trình…hình thành kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm của học sinh.
- Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội để hoàn thiện bản thân.
- Qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển năng lực phán đoán suy luận. Từ đó phát triển tư duy độc lập, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
- Ngoài ra, thông qua trò chơi giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, long trung thực và tinh thần tách nhiệm cao.
2.4. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp trò chơi trong dạy học môn KHTN 6.
Ưu điểm:
- Phát triển các giác quan: Trong quá trình tham gia trò chơi nhiệm vụ chơi, do đó mà các giác quan trở nên linh hoạt hơn, tư duy trừu tượng phát triển và sử dụng ngôn ngữ trở nên mạch lạc hơn.
- Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới : Từ việc tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng, thông qua trò chơi, học sinh còn có thể phát hiện ra nhiều vấn đề mới khác so với nhiệm vụ ban đầu. Bằng việc vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo để chơi trò chơi, học sinh nhanh chóng phát triển những kiến thức nền tảng thành những kiến thức mới, thú vị hơn.
- Tăng khả năng trí nhớ : Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, tạo cho học sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Thông qua trò chơi, học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức một cách thoải mái và thú vị hơn. Điều này giúp học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn.
- Tạo tâm thế chủ động cho học sinh : Một trong những ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trò chơi đó là luôn tạo tâm thế chủ động cho học sinh. Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh cách thực tham gia, còn học sinh sẽ là người tham gia, chủ động tìm tòi kiến thức và giải quyết vấn đề. Từ đó, luyện tập cho học sinh sự tự tin và sự sẵn sàng, tích cực khi đón nhận những kiến thức mới.
Nhược điểm:
- Học sinh có thể dễ bị sa đà vào trò chơi, ít tập trung vào mục đích học tập.
- Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung kiến thức cần được truyền tải.
2.5. Quy trình thực hiện phương pháp trò chơi trong KHTN 6.
Để tổ chức một giờ học theo phương pháp dạy học tích cực cùng trò chơi, giáo viên cần thực hiện theo quy trình 4 bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.
- Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chất quyết định bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học.
- Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn
- Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi,… Từ đó, học sinh xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi
- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò chơi.
- Các dụng cụ dùng để chơi là gì?
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, những việc không được làm trong trò chơi.
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động tham gia vào trò chơi. Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham gia tích vào trò chơi.
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng túng.
Bước 4: Nhận xét sau trò chơi
- Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
- Trọng tài công bố kết quả chơi của tùng đối, cá nhân và trao giải thưởng cho đội, cá nhân đoạt giải
2.6. Một số trò chơi áp dụng trong giảng dạy môn KHTN 6.
2.6.1. Trò chơi xếp hình.
Trò chơi xếp hình đúng có thể là sắp xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có thể là xếp các hình với những mảnh ghép ghi nội dung có chung đặc điểm vào một nhóm, một thể loại. Để tổ chức trò chơi này giáo viên cần có sự chuẩn bị các mảnh ghép.
Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học một cách logic hoặc tạo cảm hứng tìm tòi nội dung mới.
Bài áp dụng: Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống.
- Phạm vi trò chơi: Khởi động. Dẫn dắt bài mới.
- Thời gian: 3 -4 phút
- Mục đích: Kích thích sự tìm tòi, rèn luyện kĩ năng suy đoán.
- Giáo viên chuẩn bị trước những mảnh ghép là những viên gạch
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: Chia cho 4 nhóm những viên gạch.
- Tổ chức trò chơi:
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm: Tù những viên gạch trong tay em hãy xây chúng thành 1 ngôi nhà trong 2 phút.
+ Sau khi xây xong: Giáo viên hỏi từng nhóm cần bao nhiêu viên gạch để xây nhà của mình? Vai trò của những viên gạch là gì?
+ Học sinh dựa vào kĩ năng quan sát hiểu biết đã có để trả lời:
+ Giáo viên đưa ra câu hỏi vào bài mới để kích thích sự tò mò của học sinh: Những viên gạch là 1 đơn vị cấu tạo của ngôi nhà. Liệu sinh vật sống có được xây nên theo nguyên tắc tương tự như vậy hay không? Và nếu có thì đơn vị cấu trúc của sinh vật sống là gì?
Để trả lời câu hỏi trên thì lớp chúng ta vào bài ngày hôm nay. Bài 18….
2.6.2. Trò chơi ô chữ bí mật
- Phạm vi trò chơi: Củng cố, khám phá tri thức.
- Mục đích: Giúp học sinh thâu tóm nội dung kiến thức đã có, hình thành kĩ năng tư duy nhanh nhạy, tạo không khí vui chơi sau giờ học.
- Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn
- Học sinh tìm hiểu nắm được nội dung bài học.
- Tiến hành trò chơi:
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi và chia lớp thành 2 đọi chơi và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1- Hạt Trần. Đội 2 - Hạt kín, phổ biến luật chơi.
+ Thời gian: 3 – 6 phút.
+ Sau khi giáo viên gợi ý từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay giành quyền trả lời. Đội nào giơ tay trước đội đó được quyền trả lời. Sau 5 giây đội đó không có câu trả lời thì đội còn lại được quyền trả lời.
+ Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời 1 lần. Nếu đúng sẽ được 10 điểm và giáo viên sẽ mở hàng chữ đó ra.
+ Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai đội giơ tay giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời, mỗi đội được trả lời tối đa 1 lần. Nếu chưa cần trả lời hết các hàng chữ có đội đã giải được ô mật mã thì đội đó được 40 điểm và kết thúc trò chơi. Nếu không giải được mật mã thì giáo viên giải. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm.
Tổ chức trò chơi.
Mật mã : gồm 5 chữ cái. Đây là 1 đơn vị cơ bản của cơ thể sống.
Đáp án: TẾ BÀO.
+ Ô hàng ngang số 1: Gồm 7 chữ cái. Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng nhờ quá trình quang hợp diễn ra trong lục lạp.
Đáp án: Thực vật
Học sinh tìm thấy chữ T trong từ mật mã
+ Ô hàng ngang số 2: Có 9 chữ cái. Một thành phần của tế bào, Các hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra tại đây.
Đáp án: Tế bào chất
Học sinh tìm thấy chữ Ê trong từ mật mã
+ Ô hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái. Một thành phần của tế bào thực vật, chứa các sắc tố, chất thải,….
Đáp án: Không bào.
Học sinh tìm thấy chữ B trong mật mã
+ Ô hàng ngang số 4: Gồm 12 chữ cái. 1 thành phần bao bọc chất tế bào.
Đáp án: Màng sinh chất.
Học sinh tìm được chữ A trong mật mã
+ Ô hàng ngang số 5: Gồm 9 chữ cái. Chất keo lỏng có chứ nhân, không bào và các thành phần khác.
Đáp án: Chất tế bào
Học sinh tìm được chữ O trong mật mã.
Giáo viên nhấn mạnh: + Tất cả cơ thể sinh vật đều có cấu tạo tế bào.
+ Cấu tạo của tế bào gồm 3 phần chính: Màng tế bào, Tế bào chất, Nhân hoặc Vùng nhân.
+ Có 2 loại tế bào: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
+ Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực.
2.6.3. Trò chơi Điền sơ đồ trống.
Bài áp dụng: Bài 26. Khóa lưỡng phân.
- Phạm vi trò chơi: Dạy kiến thức mới. Phần II: Xây dựng khóa lưỡng phân.
- Mục đích: Giúp các em tìm tòi nội dung, nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy.
- Giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ trống khóa lưỡng phân như sơ đồ dưới đây. Và chuẩn bị từng ô chữ viết rời có dán keo 2 mặt ( mỗi ô giáo viên chuẩn bị 2 tờ)
Tiến hành trò chơi:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi, và lựa chọn đội chơi.
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Đặt tên mỗi đội. Đội Ong vàng, Đội Lươn. Mỗi đội cử 1 đội trưởng để dán các ô từ khóa vào sơ đồ
- Giáo viên quy định luật chơi:
+ Thời gian: 3-4 phút.
+ Đội nào nhanh nhất và đúng nhất đội đó là đội chiến thắng
Tổ chức trò chơi:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu về khóa lưỡng phân rồi. Giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi để hiểu hơn về khóa lưỡng phân.
Trên sơ đồ cô cho sẵn các đối tượng sau: Con cá rô, con lươn, con chuồn chuồn, con nhặng xanh, con nhện nhà, con cua đồng.
Từ kiến thức vừa học. Nguyên tắc là từ 1 tập hợp ban đầu tách thành 2 nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
Ví dụ: Tập hợp ban đầu của cô là: Con cá rô, con lươn, con chuồn chuồn, con nhặng xanh, con nhện nhà, con cua đồng. Cô dựa trên đặc điểm có chân hay không có chân để tách thành 2 nhóm. Cơ thể có chân, Cơ thể không có chân.
Các em tiếp tục dung những ô có sẵn để điền vào chỗ còn trống.
Giáo viên treo 2 sơ đồ trống như sơ đồ minh họa lên trên bảng. 2 đội lên dán ô chữ vào sơ đồ sao cho đúng.
Đáp án:
Học sinh tìm ra + ô số 1: Cơ thể có vảy + ô số 4: Con lươn
+ ô số 2: Cơ thể không có cánh + ô số 5: Con chuồn chuồn
+ ô số 3: Con cá rô + ô số 6: Con nhặng xanh
+ ô số 7: Con nhện nhà + ô số 8: Con cua đồng
Giáo viên đưa ra nhận xét và khen ngợi đội thắng cuộc.
Giáo viên đưa ra câu hỏi: Qua trò chơi này hai đội hãy đưa ra quy trình xây dựng khóa lưỡng phân.
Từ trò chơi vừa rồi học sinh xây dựng được nội dung phần II. Xây dựng khóa lưỡng phân.
2.6.4.