PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương
trình Ngữ văn mới (đang áp dụng từ năm học 2021 – 2022 này đối với lớp 6) đã
rất chú trọng hoạt động nghe – nói – đọc
- viết của học sinh, mà các em lớp 9 năm nay, khi vào lớp 10 (năm học 2023
– 2024) sẽ học sách mới đầu tiên của chương trình PTTH. Vì vậy việc rèn cho các
em kỹ năng nghe – nói – đọc - viết cho học sinh lớp 9 từ bây giờ là vô cùng
quan trọng để các em có thể tự tin thực hiện hoạt động nghe, nói, thuyết trình ở lớp 10 sắp tới.
Nếu
như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì
nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông
tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Nếu
người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh
tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết,
phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho
được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic, phải
bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì
thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Luyện nói
tốt sẽ giúp người học sẽ có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống
xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Nơi
tôi giảng dạy là trường thuộc địa bàn nông thôn, đa số học sinh chưa được bố mẹ
quan tâm nhiều đến việc học. Thời gian học tập của các em hạn chế, bởi vì ngoài
học, các em còn nhiều công việc của gia đình nên có phần ảnh hưởng đến việc
học. Hơn nữa, các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học, kỹ năng nói
trước tập thể hạn chế, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người.
Và ở một vài giáo viên, việc dạy tiết
Đọc-hiểu văn bản rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi giáo viên chỉ sử dụng hệ thống
câu hỏi phát vấn, đàm thoại. Những học sinh phát biểu đa số là học sinh khá
giỏi. Còn những học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút nhát
việc tạo hứng thú cho những đối tượng này hầu như không có. Và như thế nhiều
học sinh không có cơ hội để rèn kĩ năng nói.
Khi giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy và
hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị chu đáo thì việc tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm trong giờ học tiết đọc-hiểu văn bản cũng như trong tiết luyện nói đạt hiệu
quả cao. Không khí học tập của học sinh khác hẳn khi GV (giáo viên) thuyết
giảng. Ở các em lộ rõ sự thích thú, đa số các thành viên trong nhóm có vẻ háo
hức và nói một cách tự nhiên. Tất cả như có một luồng điện vô hình nào đó được
lan truyền cho cả lớp làm nóng lên không khí học tập. Nhiều em giơ tay xin được
trình bày kết quả thảo luận, được trình bày những điều mà nhóm đã phát hiện,
cảm nhận tổng hợp và thật là thoả mãn với những kiến thức được chắc lọc rút ra
từ chính sự hiểu biết của các em. Đó cũng là lúc GV cho các em thêm sự tự tin
vào khả năng của mình, các em sẽ cố gắng hơn để được phát biểu, nói trước lớp
trong lần sau. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ
những suy nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin
trứơc tập thể. Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực
trạng mà chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Qua nhiều năm giảng dạy Ngữ văn (đặc biệt
thường xuyên dạy lớp 9) với những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi đã gặp
trong quá trình dạy - học bộ môn nói chung và tiết luyện nói, nói riêng, tôi đã
rút ra được những vấn đề mang tính kinh nghiệm. Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng
kiến của mình về việc: “Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 9
qua hoạt động nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản và tiết luyện nói”.
II.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Như chúng ta đều biết, mục tiêu của dạy học
môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý thức, có tư tưởng tình cảm cao
đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ và đặc biệt là có khả năng
thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.
Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả trước
hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có được
khi người dạy biết da dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học. Mặc khác, với
tinh thần quan điểm dạy học mới, SGK Ngữ văn không chỉ chú trọng nội dung mà
còn chú trọng hình thức nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy-học. Để
đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học
mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho
học sinh các kỹ năng nghe; nói; đọc; viết. Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan
trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt.
Người nói
khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông
tin đó chính là “nói”.
Việc rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là
việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa
hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ
năng giao tiếp trong cuộc sống. Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động nói
(hay kĩ năng trình bày miệng) của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ
Văn nên mục đích chính của đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi là tìm ra câu
trả lời cho những câu hỏi: Làm thế nào để
học sinh có hứng thú tích cực, sôi nổi trong giờ luyện nói? Biện pháp nào là
hiệu quả để giúp cho các em học sinh có thể “nói” tốt hơn, hay hơn? Giáo viên và học sinh cần phải làm những gì
để giờ luyện nói đạt hiệu quả như mong muốn? Từ đó nâng cao chất lượng giờ
dạy của giáo viên, chất lượng giờ học của học sinh và chất lượng giáo dục của
bộ môn nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU.
Để
đảm bảo tính khoa học, khách quan và chân thực của kết quả nghiên cứu đề tài,
ngay từ đầu tôi đã xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của đề tài
là:
1. Những tình huống sư phạm bản thân đã gặp
và giải quyết trong quá trình dạy học giờ thảo luận nhóm, giờ luyện nói trên
lớp.
2. Những khó khăn và thuận lợi đối với GV
và HS trong tiết học luyện nói.
3. Những kinh nghiệm mà bản thân học
hỏi tích lũy được kết hợp với những kiến thức nghiệp vụ được bồi dưỡng qua các
lớp chuyên đề của Phòng, nhà trường và tổ chuyên môn liên quan đến kĩ năng nói
và giờ luyện nói.
4. Những mục tiêu cần đạt theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng đối với bài học luyện nói.
5. Thực trạng của vấn đề dạy học bài luyện
nói và khả năng nói của học sinh trước một vấn đề.
Đối tượng áp dụng, thử nghiệm của đề tài là
các em học sinh ở các lớp 6A7, 9A9 (thực nghiệm năm trước ở lớp 8A8 và lớp 8A9
(nay là 9A9) mà bản thân đang phụ trách giảng dạy tại trường THCS Ngũ Hiệp
trong năm học 2022 – 2023 này.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
Trong
quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp điều
tra, nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một vài phương pháp tiêu biểu:
+
Phương pháp quan sát và thu thập thông tin giúp tôi biết được thực tiễn của vấn
đề nghiên cứu.
+
Phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra và hoạt động giao tiếp nhằm tìm
hiểu những thuận lợi và khó khăn cũng như những mong muốn của học sinh trong
tiết học luyện nói cũng như trong những giờ thảo luận nhóm.
+
Phương pháp phân tích, phân loại áp dụng trong việc giải quyết các tình huống
sư phạm gặp phải, phân tích bản chất hiện tượng, phân nhóm hoạt động cho học
sinh…
+ Phương pháp tổng hợp áp dụng trong
việc tổng hợp kết quả điều tra, kết quả nghiên cứu…
+
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ sự tiến bộ (kết quả) trước và sau
khi áp dụng đề tài trong dạy học.
+
Lắng nghe, khen thưởng, động viên kịp thời cũng là một phương pháp đem lại hiệu
quả trong việc khích lệ hứng thú học tập cho học sinh.
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
-
Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng áp dụng và
thử nghiệm nội dung, phương pháp của đề tài,
-
Điều tra đối tượng: Thông qua quá trình giảng dạy để điều tra về khả năng nhận
thức, kỹ năng nói của học sinh đặc biệt trong các giờ luyện nói.
-
Thời gian nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu là 2 năm học 2021 – 2022 và 2022 –
2023. Tuy nhiên quá trình quan sát thực tế và tìm hiểu thực trạng liên quan đến
vấn đề được tiến hành trong nhiều năm giảng dạy trước đó.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1.
Những yêu cầu cần thiết đối với GV và HS trong quá trình dạy- học bài luyện nói
và trong giờ thảo luận nhóm.
1.1. Yêu cầu đối với học sinh.
Ngay
từ đầu năm học, tôi phổ biến những qui định đối với việc học Ngữ văn nói chung
và kĩ năng luyện nói, nói riêng để học sinh có tâm thế chuẩn bị.
a.
Dụng cụ:
- Đầy đủ sách giáo khoa
- Vở: Vở học, vở soạn, vở bài tập
- Bảng phụ (mỗi nhóm có một bảng phụ).
b.
Chia nhóm:
- Để tiện hoạt động thảo luận, tôi chia lớp
làm 6 nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 em liền kề nhau, đưa ra các câu hỏi thảo luận ngắn
trong một tiết học văn bản hoặc tiếng Việt.
- Đối với tiết luyện nói, chia lớp làm 4
nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 10 em. Trong mỗi nhóm cử ra một em viết chữ rõ ràng chịu
trách nhiệm ghi vào bảng phụ sau khi đã thống nhất ý kiến trong nhóm. Các em
còn lại trong nhóm đều ghi vào vở soạn của mình ý kiến thống nhất của nhóm.
c.
Ý thức chuẩn bị bài ở nhà và ở lớp:
- Chuẩn bị bài mới ở nhà: Theo yêu cầu của
GV mà các em có thể chuẩn bị từng cá nhân hoặc chuẩn bị theo nhóm. Với tiết
Luyện nói phải soạn một dàn ý chi tiết và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý
đó.
- Trong giờ truy bài 15 phút, học sinh trong
các nhóm hội ý, trao đổi những vướng mắc băn khoăn trong quá trình chuẩn bị,
tiến hành tập nói trong nhóm.
- Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm,
trình bày bài nói.
d.
Phiếu đánh giá nhận xét (dành cho phần luyện
nói).
Mỗi em phải có phiếu nhận xét trong sổ tay.
Sổ này dùng cho suốt năm học.
Ngày:
Môn:
Họ và tên (người nói):
Phần nhận xét, đánh giá:
- Tác phong nói:
- Giọng nói:
- Nội dung nói:
1.2.
Yêu cầu đối với giáo viên:
- Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên
lớp nói chung và nhất là cho những tiết rèn cho học sinh kĩ năng nói.
- Dặn dò học sinh cụ thể các nội dung chuẩn
bị cho bài luyện nói.
- Chú ý, theo dõi và ghi chép những vấn đề
cần nhận xét đối với học sinh trong quá trình luyện nói.
- Luôn tìm ra những ưu điểm trong phần trình
bày của từng học sinh và khen các em kịp thời trước lớp để động viên tạo hứng
thú nói cho cả lớp.
- Đối với những em còn rụt rè, nhút nhát
hoặc nói nhỏ, giáo viên cho nói những phần có nội dung đơn giản dễ trình bày và
nên cố phát hiện ra nhũng ưu điểm của các em trong tác phong, lời nói để khen. Nếu
có nhũng điểm chưa hài lòng thì nhắc nhở thật khéo léo, tế nhị để các em tự tin
hơn ở lần nói sau.
- Sau mỗi lần trình bày nói trước lớp giáo
viên khuyến khích bằng những tràng vỗ tay để tạo không khí sôi nổi cho giờ học.
- Chọn những em nói tốt trình bày cả bài
luyện nói để tạo ấn tượng cho cả lớp khi sắp kết thúc tiết học. Đó sẽ là điều
kích thích niềm mong muốn được nói hay như bạn ở nhiều đối tượng để các em
chuẩn bị thật kĩ cho bài luyện nói ở những bài sau.
- Cho điểm khuyến khích đối với những em nói
tốt, những em có sự cố gắng trong quá trình luyện nói.
2. Rèn kĩ năng “nói” qua
hoạt động thảo luận nhóm trong tiết đọc - hiểu văn bản.
Thường trong một tiết học Ngữ văn sẽ có từ
1-2 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo luận từ 3-5 phút, thường là dạng câu
hỏi mở, tôi cho các em thảo luận nhóm. Đây là những câu hỏi ngắn, học sinh tư
duy trả lời.
- Trước hết cá nhân trình bày quan điểm của
mình trước nhóm:
Các em cần đọc kỹ câu hỏi, xác định nội
dung yêu cầu của câu hỏi, suy nghĩ và viết ra trong vở của mình, sau đó trình
bày ra nhóm, nêu ý kiến của mình giống bạn thì nhất trí khỏi phải nói lại mất
thời gian. Từ các ý kiến, nhóm trưởng khái quát lại nội dung mà nhóm đã nhất
trí, mỗi em trong nhóm phải nắm vững nội dung đó. Em được cử ghi chép sẽ ghi
vào bảng phụ.
-
Trình bày ý kiến của nhóm trước lớp: Hết thời gian
thảo luận giáo viên có thể gọi bất kỳ một em trong nhóm trả lời. Các nhóm còn
lại sẽ nhận xét ý kiến về phần trình bày của nhóm bạn
* Giáo viên nhận xét
(Cần chú ý hai mặt):
- Nội dung nói: phải đáp ứng yêu cầu
của câu hỏi thảo luận nhóm không thiếu, không thừa tránh dàn trải, lan man
thiếu tập trung.
- Kĩ năng nói: trình bày lưu loát,
mạch lạc, làm rõ vấn đề bằng giọng nói tự nhiên, to, rõ dễ nghe, tránh đọc ê a,
hoặc nói quá nhỏ, nói nhát gừng.
Thảo luận nhóm là một hình thức hoạt động
dạy học tạo môi trường thuận lợi cho học sinh trao đổi, bàn bạc một cách tự
nhiên trước những thành viên đồng trang lứa có quan hệ bè bạn gần gũi về những
vấn đề nội dung, ý nghĩa, giá trị nghệ thuật của văn bản văn học. Các em có sự
đoàn kết hợp tác để từ đó phát triển khả năng nhận thức cảm thụ về văn học,
mạnh dạn giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác phân tích văn
bản. Đặc biệt là qua thảo luận nhóm, kĩ năng nói của học sinh được học sinh rèn
luyện dần dần một cách chắc chắn, hiệu quả.
* Một số câu hỏi thảo luận nhóm để luyện nói
cho học sinh lớp 9 trong tiết Đọc - hiểu văn bản. Thời gian thảo luận là 3-5
phút.
- Ở bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, sau khi
học sinh tìm hiểu được cách tiếp xúc văn hóa của Bác, GV cho học sinh thảo luận
câu hỏi: “Cách tiếp xúc văn hóa của Bác
cho ta thấy vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác?” Hoặc câu “Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự
kết hợp giữa giản dị và thanh cao” ?
- Ở bài: “Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình”, trong quá trình phân tích ở ý 3 (Chiến tranh hạt nhân là cực kỳ
phi lý) sẽ cho HS thảo luận câu hỏi: “Theo
tác giả, trái đất chỉ là cái làng nhỏ trong vũ trụ nhưng lại là nơi độc nhất có
phép mầu của sự sống trong hệ mặt trời. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ ấy?”
(Trong vũ trụ, trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ nhưng là hành tinh duy nhất có
sự sống. Khoa học chưa khám phá được sự sống ở nơi nào khác ngoài trái đất. Đó
là sự thiêng liêng kỳ diệu của trái đất nhỏ bé của chúng ta ).
- Ở bài: “Tuyên bố về sự sống còn quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em”, tìm hiểu nội dung ở phần 2, cho
HS thảo luận câu: “Theo em, những nỗi bất
hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu có thể giải quyết bằng cách nào?” (Loại
bỏ chiến tranh, bạo lực, xóa bỏ đói nghèo…)
- Ở bài: “Chuyện người con gái Nam Xương”,
ở cuối bài ta có thể cho HS thảo luận câu: “Một con người có phẩm chất tốt đẹp,
khát khao hạnh phúc gia đình như Vũ Nương đã từ chối nhân gian. Điều đó giúp em
hiểu gì về hiện thực cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong
kiến?” (Hiện thực cuộc sống áp bức bất công. Trong cuộc sống ấy những con người
bé nhỏ, đức hạnh không thể tự bảo vệ được hạnh phúc chính đáng của mình).
- Ở bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,
sau khi cho HS phát hiện những cảnh được gợi tả ở 8 câu cuối, cho HS thảo luận:
“Mỗi cảnh được diễn tả bằng một cặp câu
thơ lục bát gợi liên tưởng đến thân phận và nỗi buồn riêng của Kiều. Hãy diễn
giải điều này trên từng nét cảnh?” (HS phân tích từng cặp câu)
- Ở bài “Đồng chí”, cho HS đọc khổ
2 và thảo luận câu hỏi: “Em cảm nhận được
vẻ đẹp nào của tình đồng chí?” (Vẻ đẹp của tình yêu thương mộc mạc, chân
thành, thắm thiết, đồng cam cộng khổ chia nhau cái chết nơi chiến hào)
- Ở bài “Đoàn thuyền đánh cá”,
cuối bài có thể cho HS thảo luận câu: “Theo
em, nhờ đâu nhà thơ sáng tác nên bài thơ Đoàn thuyền đánh cá với những câu thơ
hấp dẫn như vậy?” (Trực tiếp quan sát; dồi dào trí tưởng tượng; tấm lòng
tha thiết với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước…)
- Ở bài “Bếp lửa”, cho HS thảo
luận: “Khi viết lời thơ: Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở /
Sáng mai này bà nhóm bếp lên chưa?, người
cháu muốn nhắc bà nhóm lửa hay nhắc ai? Nhắc điều gì?” (Tự nhắc mình không
được quên những lận đận đời bà, không
được quên tấm lòng ấm áp của bà, không được quên sự tận tụy hy sinh và tình
nghĩa của bà…)
- Ở bài “Lặng lẽ Sa Pa”, ở cuối
bài cho HS thảo luận câu: “Vì sao tác giả
không đặt tên cụ thể cho từng nhân vật của mình mà chỉ gọi theo giới tính, tuổi
tác, nghề nghiệp?” (Để ca ngợi những con người có phẩm chất tốt đẹp ở mọi
lứa tuổi, mọi ngành nghề, những con người âm thầm lặng lẽ cống hiến cho tổ
quốc, làm tăng thêm sức khái quát của truyện…).
- Ở bài “Chiếc lược ngà” khi tìm
hiểu nhân vật bé Thu, có thể cho HS thảo luận câu: “Bé Thu đã không nhận Ba vì vết sẹo trên mặt ông Sáu, nhưng cũng từ vết
sẹo ấy, Thu đã nhận ra người cha yêu quí của mình. Theo em, có thể hiểu như thế
được không? Vì sao?” (Được, vì Thu sợ vết sẹo do chưa biết ông Sáu là cha
mình. Khi biết ba mình là Ông Sáu, Thu đã hôn lên vết sẹo trên má ba nó. Đó là
tình cảm ruột thịt...). Hay câu: “Đọc Chiếc
lược ngà, em cảm nhận được vẻ đẹp nào trong tình cảm cha con Bé Thu?” (Tình
cha con sâu nặng, bền chặt dù trong hoàn cảnh éo le…).
- Ở bài “Bàn về đọc sách”, sau
khi tìm hiểu văn bản, cho HS thảo luận câu:
“Những lời bàn trong văn bản “Bàn về đọc
sách” cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách?” (Sách
là tài sản tinh thần quí giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách. Biết
cách đọc sách thì mới tích lũy và nâng cao học vấn…). Hay là câu: “Cách viết văn nghị luận trong bài “Tiếng nói của văn nghệ” có gì giống và
khác so với bài “Bàn về đọc sách”? (giống:
đều là lập luận từ các luận cứ giàu lý lẽ, dẫn chứng xác thực; khác: tiếng nói
văn nghệ là bài nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, sắc sảo
trong tổng hợp, lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm…).
- Bài “Nói với con”, thảo luận câu: “Em cảm nhận như thế nào về lời thơ:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê
hương / Còn quê hương thì làm phong tục?” (Con người lao động sáng tạo
để tồn tại, để giữ vững truyền thống dân tộc, có ý chí vươn lên không chùn bước
trước khó khăn. Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc. Ý chí sống can trường dũng
cảm…).
- Bài “Mây và sóng” thảo luận câu: “Bài Mây và sóng nói với ta những điều tốt
đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?” (Tình yêu mẹ là niềm vui
thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người).
- Bài “Những ngôi sao xa xôi”, thảo luận
câu: “Qua truyện Những ngôi sao xa xôi em
hiểu gì về phẩm chất của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước?
” (Sống trong sáng - không quản gian khổ, hy sinh…)
Với những câu hỏi có tính chất tình huống
hoặc khái quát, tổng hợp vấn đề cảm thụ văn học như trên đòi hỏi các em có tinh
thần hợp tác.Và chính sự hợp tác đó sẽ giúp các em nói một cách tự tin hơn.
3. Rèn
kĩ năng nói qua tiết luyện nói ở phân môn Tập làm văn.
a.
Xác định mục đích yêu cầu của bài luyện nói:
Để
cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, chúng tôi cho trước đề tài
cho các em về nhà soạn, hướng dẫn các em:
-
Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
-
Xác định đối tượng (Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào ?)
-
Xác định mục đích (Nói để làm gì ?)
-
Nội dung bài nói (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
-
Cách thức nói (Nói sao cho thuyết phục người nghe)
-
Thái độ nói: Tự tin, mạnh dạn
-
Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng làm chủ tình huống.
b. Hướng dẫn học sinh soạn bài trước ở nhà:
Mỗi em đều phải soạn bài ở nhà. Tới lớp,
trước khi tiến hành luyện nói, lớp trưởng kiểm tra việc soạn bài của lớp thông
qua tổ trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo cho giáo viên. Giáo viên kiểm tra
xác suất từ 5-10 em
c.
Tiến hành luyện nói:
Trước
hết giáo viên cho học sinh nêu lại đề bài và ghi lên bảng. Tiếp theo cho các em
phân tích đề và nêu nội dung yêu cầu cần đạt theo các bước tiến hành mà các em
đã học. Sau đó, giáo viên chiếu ghi dàn ý để các em theo dõi và cho các em thảo
luận và nói theo nhóm lớn (8 - 10 em). Phần mở bài cho một nhóm thảo luận; phần
thân bài có thể cho 2-3 nhóm thảo luận, tùy theo số luận điểm của đề tài; phần
kết luận, một nhóm thảo luận. Thời gian thảo luận và nói trước nhóm là 10 phút.
Trong quá trình thảo luận, mỗi em trong nhóm phải nói lên được nội dung mà mình
đã soạn ở nhà để cả nhóm bàn bạc góp ý đi đến thống nhất và hình thành một đoạn
văn tương đối hoàn chỉnh. Em được phân công ghi sẽ ghi ý chính vào bảng phụ. Cả
nhóm đều phải nắm vững ý kiến chung của tổ. Hết thời gian thảo luận, gọi một em
đại diện trong nhóm trả lời. Khi có một em nói, cả lớp sẽ theo dõi, ghi nhận
xét vào phiếu. Mỗi một em trình bày xong, GV sẽ chỉ định một em nhận xét đánh
giá (có thể 2-3 em nhận xét). Sau khi các nhóm trình bày xong, GV cho một em
khá hoặc giỏi nói lại toàn bài cho cả lớp nghe. Cuối cùng giáo viên góp ý bổ
sung để lớp rút kinh nghiệm.
*
Các bước thực hiện trong tiết luyện nói tôi tiến hành theo trình tự sau đây:
-
Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài luyện nói của học sinh (2 phút)
-
Bước 2: GV cùng HS tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài đại cương (3 phút)
-
Bước 3: GV nêu yêu cầu về hình thức, nội dung nói và các yêu cầu khác (2 p)
-
Bước 4: HS luyện nói trong nhóm (10 phút)
-
Bước 5: HS luyện nói trước lớp (20-25 phút)
-
Bước 5: Giáo viên tổng kết tiết luyện nói (3 phút).
Đối với lớp 9, có 2 bài luyện nói. Đó là: Luyện
nói về tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm; Luyện nói về văn nghị
luận: Nghị luận về một đoạn thơ - bài thơ. Trong giờ luyện nói, tôi chú
ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
- Phải soạn bài ở nhà trước, soạn một dàn ý
chi tiết và tự tập nói trước ở nhà
cho suôn sẻ, mạch lạc.
- Khi nói trước tổ, nhóm phải rõ ràng, mắt
tập trung hướng vào người nghe.
- Không cười đùa trong khi trình bày
bài nói.
d.
Định hướng dàn ý cho tiết luyện nói.
Ở bài luyện nói thứ nhất:
Tiết 81,82 (Tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm) Có thể chọn 1 trong 3
đề có ở sách giáo khoa phần luyện tập. Tôi chọn đề 3: “Dựa vào nội dung phần
đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đến chỗ trót đã qua”. Hãy đóng
vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.”
Trước khi tiến hành luyện nói, Giáo viên kiểm
tra vở soạn của HS; các em trình bày dàn ý vào bảng phụ, sau đó GV chốt lại rồi
đưa ra bảng phụ (màn chiếu) mình đã chuẩn bị sẵn cho HS theo dõi để luyện nói
và hướng dẫn HS :
-
Phải xác định ngôi kể cho phù hợp (tôi)
-
Phải hóa thân vào Trương Sinh kể lại câu chuyện theo trình tự.
-
Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ có vai trò như một cái cớ để nhân vật
“tôi” giải bày tâm trạng của mình.
Dàn ý bài nói.
*
Mở bài: Giới thiệu về bản thân, xin phép kể chuyện (tôi tên…, tôi xin kể…).
*
Thân bài:
- Giới thiệu về mình (nhân vật “tôi”), nêu
mối quan hệ với Vũ Nương trong câu chuyện.
- Kể lại nội dung đoạn truyện (ngôi kể là
ngôi thứ nhất: tôi – Trương Sinh).
- Trong quá trình kể có thể hiện sự
hối hận của người kể.
- “Tôi” suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương và
ân hận về việc làm của mình.
*
Kết bài: Xin hết, mong mọi người góp ý.
Ở bài luyện nói thứ 2:
Tiết 134,135 (Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Có thể linh động chọn đề bài
sau:
Đề:
Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Sang thu “của Hữu Thỉnh.
a. Yêu cầu :
-
Nghị luận về một khổ thơ trong bài thơ
-
Vấn đề nghị luận: Phân tích, cảm nhận về cái hay cái đẹp về nội dung và hình
thức của khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
b. Dàn ý nội dung bài nói:
* Mở bài :
- Giới thiệu tác giả-Tác phẩm
- Giới thiệu khổ thơ đầu
- Nêu khái quát về giá trị nội dung của khổ
thơ.
* Thân bài:
Cảm nhận thu sang của tác giả.
- Bức tranh vô hình của thời gian: Khúc
giao mùa: hạ-thu
- Bức tranh được vẽ lên bởi giác quan đa
dạng của người họa sĩ. (Bắt đầu là khứu giác"xúc giác -> Thị giác ->
đến cảm nhận của nhà thơ)
- “Mùi hương ổi phả vào trong gió se”- Câu
thơ có cái ấm nồng của mùa hạ lại có cái lạnh se của mùa thu -> Sự giao mùa
kỳ diệu. Dòng cảm xúc bất ngờ.
- Hai câu thơ đầu thoáng chút bâng khuâng
xao xuyến.
- Mạch cảm xúc tiếp tục ở 2 câu cuối“Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã
về”: Sương chùng chình đi qua như cố ý chậm lại. Một cảm giác mơ hồ, hư hư
thực thực ấy đã gợi nên một thời điểm
nhạy cảm rất khó xác định “hình
như thu đã về”.
* Ví dụ một tiết luyện nói lớp 9 (Tiết 135. Nghị luận về một bài thơ).
TG
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
|
HOẠT
ĐỘNG CỦA HS
|
NỘI
DUNG
|
3’
|
*HOẠT
ĐỘNG 1:
Hướng
dẫn tìm hiểu đề.
-GV
ghi đề lên bảng.
-Hướng
dẫn HS phân tích đề.
H:
Xác định yêu cầu của đề ?
(HS Yếu)
|
-
HS đọc đề bài.
-HS:
+HS: Kiểu bài : Nghị luận về một bài thơ
+Vấn
đề nghị luận : Tâm nguyện thiết tha của Thanh Hải, được cống hiến cho đất
nước
|
*Đề
bài:
Bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là những lời tâm nguyện thiết tha, cảm động của nhà
thơ Thanh Hải. Hãy phân tích bài thơ để thấy những tình cảm đó
I- Tìm hiểu đề:
-Kiểu
bài : Nghị luận về một bài thơ
-Vấn
đề nghị luận : Tâm nguyện thiết tha của Thanh Hải, được cống hiến cho đất
nước
|
7’
|
*HOẠT
ĐỘNG 2:
Hướng
dẫn HS lập dàn ý.
-Yêu
cầu HS nêu dàn ý đã chuẩn bị ở nhà.
-
GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung; treo
bảng phụ ghi dàn ý mẫu cho HS tham khảo.
|
-HS:
nêu dàn ý:
A- Mở bài:
-
Giới thiệu tác giả: Thanh Hải một nhà thơ cách mạng, suốt đời cống hiến cho
sự nghiệp chung của Tổ quốc
-
Giới thiệu bài thơ: Bài “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11-1980 lúc
tác giả đang nằm trên giường bệnh, tác giả nguyện góp “Mùa xuân nho nhỏ” vào
mùa xuân lớn của đất nước
B- Thân bài:
1- Cảm nhận về mùa xuân:
- Ở vẻ đẹp: “Dòng sông xanh”, “bông
hoa tím”
-
Ở niềm vui: Tiếng chim hót vang, một bức tranh xuân sinh
động như khúc
hát
mùa xuân
-
Cảm xúc về mùa xuân : tiếng chim hót – từng giọt – đưa tay hứng.
2-
Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước
-
“Người cầm súng”, làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong vòng là ngụy trang
-
“Người ra đồng”làm nhiệm vụ sản xuất xây dựng đất nước
-
Lịch sử đất nước: Đất nước với bao thử thách chồng chất
3- Sự cống hiến của mỗi
người:
-
Mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ thật am thầm, lặng lẽ không phô trương
- Cống hiến suốt cả cuộc đời,không ngừng, không nghỉ
từ tuổi thanh xuân cho đến khi tóc bạc
4- Tiếng hát mùa xuân:
-
Khúc hát của quê hương đất nước là một khúc hát của sự trường tồn, bất diệt
C- Kết bài :
-
Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ. Đây là lời trăn trối, lời nhắn nhủ sau
cùng của tác giả đối với thế hệ trẻ
-
Bài thơ chan hòa cả màu sắc, âm thanh của thiên nhiên, đất trời cùng sức trẻ
đầy sôi động
|
II-
Lập dàn ý:
a-
Mở bài :
-
Giới thiệu tác giả : Thanh Hải một nhà thơ cách mạng, suốt đời cống hiến cho
sự nghiệp chung của Tổ quốc
-
Giới thiệu bài thơ : Bài “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11-1980 lúc
tác giả đang nằm trên giường bệnh
b- Thân bài
:
1. Cảm nhận về mùa xuân:
- Ở vẻ đẹp
-
Ở niềm vui
-
Cảm xúc về mùa xuân: tiếng chim hót – từng giọt – đưa tay hứng.
2. Nhiệm vụ bảo vệ và
xây dựng đất nước
-
“Người cầm súng”, làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong vòng là ngụy trang
-
“Người ra đồng”làm nhiệm vụ sản xuất - Lịch sử đất nước : Đất nước với bao
thử thách chồng chất
3. Sự cống hiến của mỗi
người:
- Cống hiến suốt cả cuộc đời, không ngừng, không
nghỉ từ tuổi thanh xuân cho đến khi tóc bạc
4.
Tiếng hát mùa xuân.
-
Khúc hát của quê hương đất nước là một khúc hát của sự trường tồn, bất diệt
c. Kết bài:
-
Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ. Đây là lời trăn trối, lời nhắn nhủ sau
cùng của tác giả đối với thế hệ trẻ
|
10’
|
*HOẠT
ĐỘNG 3:
Tổ
chức HS luyện nói ở nhóm.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu
của bài luyện nói này
-
Tổ chức HS hoạt động nhóm, luyện nói.
-GV
hướng dẫn HS lời giới thiệu trước khi trình bày bài nói của mình.
|
-Học sinh nhắc lại yêu cầu của bài luyện nói này
-HS:
luyện nói trước nhóm (mỗi nhóm 2HS). Các bạn trong nhóm nhận xét bổ sung để
hoàn thành bài nói
|
III.
Luyện nói ở nhóm:
|
20’
|
*HOẠT
ĐỘNG 4:
Tổ
chức HS luyện nói trước lớp.
-GV
mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp (theo đối tượng)
-
Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa. GV cho điểm những HS nói tốt.
Sau đó GV chốt:
+
Muốn người nghe hiểu, người nói phải lập ý theo trình tự (dàn ý)
+
Nói tự nhiên, rành mạch, rõ ràng, hướng tới người nghe
+Phát
âm chuẩn, giọng điệu diễn cảm.
+Bài
nói phải có tính liên kết.
+Lưu
ý HS cách trình bày bài nói khác bài viết.
|
-Mỗi
nhóm cử 1 đại diện lên trình bày theo yêu cầu của GV.
-HS
nhận xét cách trình hày của bạn : tự nhiên, rành mạch, rõ ràng, hướng tới
người nghe.
+
Chú ý phát âm, giọng điệu
-
Cả lớp theo dõi, nhận xét, rút kinh nghiệm, bổ sung.
|
III.
Luyện nói trước lớp:
+
Lập ý theo trình tự (dàn ý)
+
Nói tự nhiên, rành mạch, rõ ràng, hướng tới người nghe
+Phát
âm chuẩn, giọng điệu diễn cảm
|
5’
|
*HOẠT
ĐỘNG 5:
Củng
cố - Hướng dẫn.
H:Qua
tiết học em rút ra những yêu cầu gì của tiết luyện nói văn nghị luận? (HS Khá)
-GV
khái quát.
+
Hướng dẫn:
Viết
thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên
|
-HS:
Yêu cầu:
-
Đúng nội dung,dàn ý.
-
Lời nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, hướng tới người nghe
-Phát
âm chuẩn, giọng điệu diễn cảm .
-
HS về nhà thực hành viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài trên.
|
|
PHẦN
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN
NGHỊ
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Với
những cố gắng của bản thân trong việc Rèn
kĩ năng nói qua hoạt động thảo luận nhóm và luyện nói cho học sinh ở lớp
9A9 đã có những hiệu quả nhất định. Học sinh tham gia phát biểu sôi nổi, có
chiều hướng ham thích học môn văn hơn. Học sinh có tinh thần tập thể cao, có
tinh thần tự giác, ý thức được tầm quan trọng của việc tự học và công tác chuẩn
bị bài trước khi đến lớp. Với biện pháp thực hiện trên giúp học sinh mạnh dạn
hơn khi nói trước đám đông, có thói quen tốt trong việc học. Và cũng giúp cho
những em học yếu, lười không còn ỷ lại trông chờ vào những em học khá. Từ em
khá đến em yếu đều có thể nói được trước lớp.
Qua quá trình rèn luyện (từ năm học 2021 –
2022, khi các em học lớp 8), trong năm học này 2022 - 2023, kết quả chất lượng
luyện nói của học sinh lớp 9A9 (sĩ số 39 em) cũng như chất lượng môn Ngữ văn
cao hơn kết quả của những năm học trước, ở học kỳ II cao hơn hẳn học kỳ I. Cụ
thể như sau:
Học kỳ
|
Mức độ
|
Khả
năng nói tốt trong tiết luyện nói
|
Khả
năng nói chưa tốt trong tiết luyện nói
|
Kỳ
I
|
16/39
(41,02%)
|
23/39
(58,97%)
|
Kỳ
II
|
27/39
(69,23)
|
12/39
(30,77%)
|
II. KẾT LUẬN
Qua
quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài, bản thân tôi rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh như sau:
1. Về
giáo viên cần:
- Đầu tư vào bài soạn, nghiên cứu kỹ
để có câu hỏi thảo luận cho học sinh.
- Câu hỏi phải khuyến khích được tất
cả HS trong lớp suy nghĩ. Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để học sinh
có thể trả lời
- Ngay từ đầu, xây dựng cho học sinh
phương pháp học tập, những qui định đối với học sinh về việc học nói chung, môn
Ngữ văn nói riêng.
-
Hướng dẫn cho học sinh cách học cũng như cách soạn bài (Nhất là đối với tiết
luyện nói)
-
Có kế hoạch kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
-
Rèn cho HS biết tự tổ chức thảo luận nhóm, cần biết lắng nghe và tôn trọng ý
kiến của các em, tạo điều kiện, dẫn dắt các em thể hiện quan điểm cá nhân của
mình.
-
Luôn luôn theo sát diễn biến của cuộc thảo luận và có thể tham gia như một
thành viên.
-
Nắm vững qui trình tiết luyện nói và tiến hành các bước một cách linh hoạt,
thuần thục.
2. Về học sinh:
-
Đầy đủ dụng cụ học tập, nhất là bảng phụ, chuẩn bị cả về ngôn ngữ để có được
hành văn lưu loát, ý tứ phong phú.
-
Mỗi cá nhân cần phải chuẩn bị bài kĩ trước ở nhà.
-
Trước khi thảo luận, cần phải xác định vấn đề cần thảo luận.
-
Mỗi cá nhân cần phải tự tin, thoải mái khi tham gia thảo luận, nói trước nhóm,
nói trước lớp.
-
Mỗi cá nhân đều phải tích cực và ý thức hoạt động trong nhóm.
-
Mỗi cá nhân đều phải ghi chép cụ thể và đầy đủ ý kiến sau khi tổ đã bàn bạc
thống nhất
Tóm
lại, rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong tiết đọc-hiểu văn
bản và luyện nói là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy Ngữ
văn trong quá trình giảng dạy, rất cần được áp dụng thường xuyên. Điều đó sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy - học văn và rèn cho các em kỹ năng, sự tự tin
nói trước lớp. Cũng là phù hợp với việc dạy học theo quan điểm giao tiếp mà
nhiều nước trên thế giới đang thực hiện và phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện
đại.
III. KHUYẾN NGHỊ
Qua
thực tế giảng dạy tôi đã thấy và đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng giờ dạy
của mình bằng việc áp dụng đề tài này vào trong mỗi tiết học. Rất mong các thầy
cô giáo bộ môn Ngữ văn cùng trao đổi, áp dụng hoặc trên cơ sở của đề tài này có
những phương pháp làm cho học sinh phát huy được khả năng trình bày miệng (nói)
một cách hiệu quả nhất từ đó bồi dưỡng lòng yêu văn, hứng thú học văn cho học
sinh.
Tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề:
* Đối với giáo viên:
+ Giáo viên dạy các cấp mầm non và tiểu học
cần chú ý hơn đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh.
+ Giáo viên dạy Ngữ văn THCS cần có sự đầu
tư giảng dạy trong việc rèn kĩ năng nói và phải thực hiện thường xuyên đồng bộ trong
mỗi giờ học.
* Đối với các cấp lãnh
đạo:
- Tiếp tục phát huy việc tổ chức các hoạt
động sinh hoạt chuyên môn, học tập chuyên đề về việc rèn kĩ năng nói cho học
sinh để giáo viên các trường được giao lưu, trao đổi, học hỏi…
- Cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn
kĩ năng nói cho học sinh trong dạy - học Ngữ văn.
Trên
đây chỉ là kinh nghiệm chủ quan rút ra từ quá trình giảng dạy và tham khảo tài
liệu của riêng bản thân, mặc dù kết quả chưa cao nhưng đó cũng là sự cố gắng nỗ
lực của thầy và trò chúng tôi. Vì điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên không
thể tránh hết những thiếu sót vì vậy rất mong quý thầy cô, Hội đồng khoa học
các cấp xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm này góp ý, bổ sung thêm để SKKN của bản
thân tôi được hoàn chỉnh hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngũ
Hiệp, ngày 19 tháng 4 năm 2023
Người viết SKKN.
Vũ Hải Liên
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9.
2.
Các chuyên đề bồi dưỡng Gv về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá học sinh của PGD, của trường.
3. Kỹ năng quản lý lớp
học có hiệu quả - NXB Đại học QG Hà Nội
4. Phương pháp dạy học
và đánh giá kết quả giáo dục học sinh khó khăn về học cấp THCS - NXB
Giáo dục Việt Nam.
5. Tâm lý lứa tuổi học
sinh - NXB Đại học QG Hà Nội
6. Cẩm nang Phương pháp sư phạm - Nhà xuất
bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
7. Dạy và học
tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học (Nhà xuất bản Đại học
sư phạm)