NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
I. NHÀ VĂN
1.1. Thiên chức nhà văn
-
Thiên chức của vị sứ giả văn hóa: Nhà
văn sáng tạo ra tác phẩm mang tính cầu nối để con người đến với con người, thời
đại này đến với thời đại khác, nền văn hóa này đến với nền văn hóa khác...
- Thiên chức sáng tạo: Nhà văn Nam Cao
từng nói rằng: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không
nên là ánh trăng lừa dối”. Đúng vậy nghệ thuật phải nên là ánh trăng tỏa sáng
đẹp nhất lung linh nhất, nhưng cũng phải chân thật, dịu dàng nhất. Dấn thân vào
con đường nghệ thuật, người nghệ sĩ phải luôn là những người lao động sáng tạo.
Quá trình lao
động sáng tạo ấy là để tạo ra:
+ Những tác phẩm
mới mẻ về nội dung (thể hiện những khám phá phát hiện về đời sống, phát hiện ra
cái đẹp cả ở những nơi không ngờ tới).
+ Tạo ra sự mới
mẻ về hình thức nghệ thuật (sáng tạo ra những hình thức nghệ thuật mới lạ,
hướng đến sự hoàn mĩ).
+ Tạo ra cái độc đáo (phong cách riêng): Nhà văn Nguyễn Tuân
đừng bày tỏ quan điểm của mình: “ ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo”.
Trong lĩnh vực nghệ thuật cũng vậy văn trương luôn cần sự đổi mới và cách tân
của người nghệ sĩ. Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con
đường riêng của mình. Mỗi chúng ta sinh ra đều có rất nhiều cách chọn cuộc sống
cho riêng mình, cũng như đối với nghệ sĩ đều có quan điểm đến với nghệ thuật cá
nhân. Nguyễn Đình Thi từng nói: “ bắt rễ từ cuộc đời, hàng ngày văn nghệ lai
tạo sự sống cho con người”, “ Nghệ thuật là sự mô phỏng tự nhiên” (Ruskin) và “
cuộc đời là nơi xuất bản, cũng là nơi đi tới của văn học” ( Tố Hữu). Nghệ sĩ là
người luôn bày tỏ suy nghĩ quan điểm, cảm nhận của mình trước mọi biến thái của
cuộc đời theo những cách khác nhau và từ đó mang đến cho người đọc những rung
cảm khác nhau. “ nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo” ( Nguyễn Tuân), vì vậy
mỗi nhà văn cần phải không ngừng sáng tạo biến tấu và theo dõi theo tác phẩm
văn học của mình những điều mới mẻ, mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là “ phát minh
mới về hình thức và khám phá về nội dung”. Văn học không quá đòi hỏi sự cầu kỳ,
văn học đòi hỏi sự sáng tạo. Mỗi nhà văn đến với nghệ thuật muốn ghi dấu ấn
trong nền văn chương thì cần phải có phong cách, quan điểm sáng tác riêng không
lẫn với bất kỳ người nào khác, “Không có tiếng nói riêng không mang lại những
điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫn theo đường mòn thì tác phẩm nghệ
thuật sẽ chết” (Lêônit lêônốp).
Người nghệ sĩ
không được dẫm theo dấu chân của người khác, phải là người biết “khơi những
nguồn chưa ai khơi”, hoặc đổi mới những điều mà “ ai cũng biết cả rồi”. Nghệ
thuật chân chính đòi hỏi những tiêu chí cao như vậy. Bởi lẽ nếu tác phẩm nghệ
thuật không có sức sáng tạo, nhà văn không tạo ra phong cách con đường riêng
của mình thì văn chương sẽ chẳng có ý nghĩa gì với cuộc đời. Tạo ra phong cách
riêng, con đường riêng, sáng tác riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự sáng
tạo trong tác phẩm thể hiện được khả năng cá nhân và gây được ấn tượng trong
lòng người đọc
- Hướng con người đến cái đẹp, cái thiện,
cái cao cả (chân-thiện-mĩ): Nhà văn phải là “ những nhà nhân đạo từ trong
cốt tủy”. Bàn về thiên chức của nhà văn và nhiệm vụ của văn chương Lã Nguyên đã
có ý kiến: “ mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường
riêng của mình. Nhưng tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu thì cũng không
thể vượt ra ngoài các quy luật của chân, thiện, mỹ quy luật nhân bản. Nhà văn
chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông, phân lọc đổ ra đại dương nhân
bản mênh mông. Kể cả khi phản ánh cái xấu xa, đê tiện thì vẫn là để hướng con
người đến cái đẹp, cái thiện.
=> Nhà văn phải là người có ý thức trách nhiệm với cuộc đời,
có cái nhìn đúng về cuộc sống con người và sứ mệnh nghệ thuật để từ đó bằng tài
năng và tâm huyết sang tạo được những tác phẩm có ích cho đời và bền vững với
thời gian.
1.2. Tư chất
nghệ sĩ:
- Giàu tình cảm:
Tình cảm ở người nghệ sĩ ấy chính là trái tim mãnh
liệt và nồng cháy của mình trước cuộc sống và cả trong sáng tác. Bởi tình cảm trong
nhà văn như yêu, ghét, vui, thương mến hay căm giận, hờn dỗi đều đến độ mãnh liệt.
“Gặp cái gì hay và đáng yêu thì họ ôm
choàng lấy, nếu gặp điều đáng giận thì họ sẽ bác bỏ…Phải kịch liệt công kích
cái sai như đã từng nhiệt liệt ủng hộ cái đúng, ôm chặt người yêu như thế nào
thì nghiến chặt kẻ thù như thế" (Lỗ Tấn). Và nhà
văn là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời nên người
nghệ sĩ ấy không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc.
- Sự mẫn cảm đặc biệt:
+
Con người ai cũng có yêu, ghét, vui buồn…
nhưng nhà văn phải là người nhạy cảm, dễ xúc động. Vì trái tim người nghệ sĩ
không rung động thì sẽ không thể thăng hoa cảm xúc để cho ra đời những tác phẩm
hấp dẫn và ý nghĩa "Người làm thơ
phải có tình cảm mãnh liệt để thể hiện sự nồng cháy trong lòng" (Sóng Hồng)
+ Tâm hồn nhạy cảm, sự mẫn cảm
đặc biệt với đời như vui buồn hay trăn trở với những điều người khác cho là
bình thường có thể gạt bỏ đi một cách dễ dàng, đó cũng là một trong những cách thể
hiện tình cảm ở người nghệ sĩ.
-
Tâm hồn phong phú:
Người
nghệ sĩ là người tạo ra cái đẹp cho cuộc đời, vì thế chắc chắn sẽ không thể thiếu
đi một tâm hồn phong phú. Người nghệ sĩ có một tâm phong phú sẽ là người luôn
biết tự tìm hiểu, khám phá, suy tưởng.... Với một tâm hồn phong phú, người nghệ
sĩ có thể hóa thân thành người trong cuộc, có thể nói lên kể cả những tiếng nói
sâu kín nhất, “sản phẩm mà họ tạo ra sẽ mãi là những kiệt tác văn chương, đi
sâu vào lòng độc giả.
-
Nhân cách đẹp:
Bản chất của văn học là hướng con người tới vẻ
đẹp chân thiện mĩ,
những đạo lí đẹp, bồi dưỡng cho tâm hồn con người những ánh sáng thiện tâm lấp
lánh
vẻ đẹp của trí tuệ và ấm áp tình người. Vì thế nhà văn mỗi khi cầm bút, tâm thế
cũng
phải vằng vặc sao khuê mới có thể nhả chữ châu ngọc cho đời. Nói rõ hơn chính
là muốn trở thành nhà văn phải là những người có nhân cách.
Người nghệ sĩ khi viết một
tác phẩm phải trung thành với sự thật. Cuộc sống có như thế nào thì nói như thế
ấy, phải trung thực với cuộc sống chứ không phải trung thành với một cá nhân
nào khác. Nguyễn Khuyến trong di thúc từng viết: “không chỉ trung thực khi thể
hiện niềm vui, tinh thần lạc quan mà trung thực cả khi bộc lộ sự mất mát, đớn
đau”.
Không phải
bất cứ nhà văn nào cũng đầy đủ những tư chất nghệ sĩ nói trên, mặc dù những mặt
đó chưa phải là tất cả và những tư chất ấy công cô lập mà hoà nhập vào -
nhau, xuyên thấu vào nhau và dựa vào nhau mà phát huy tác dụng. Ta cũng biết những
tư chất của một nghệ sĩ như trên thì luôn ẩn chứa bên trong mỗi con người, như
M.Gorki
đã viết: “Tôi tin chắc rằng mỗi người đều mang trong mình những năng khiếu của
người
nghệ sĩ”. Vì có những tư chất ấy mà người nghệ sĩ đã truyền tải vào trong tác
phẩm của
mình và tạo được sự đồng cảm, tạo nên nhiều tài năng cho văn học nghệ thuật hay
.ở
đây chính là những nhà văn xuất chứng.
- Các tiền đề của tài năng
+ Tưởng tượng, liên tưởng phong phú, độc
đáo: Là dấu hiệu quan trọng nhất của tài năng
nghệ thuật, là sức mạnh chủ yếu của quá trình sang tạo, là biện pháp quan trọng
của kĩ thuật xây dựng hình tượng giúp nhà văn tạo ra thế giới nhân vật phong
phú và tổ chức tác phẩm với sự toàn vẹn của nó
-
Tài quan sát tinh tế rộng rãi: Nhà văn là người có thói quen và năng khiếu quan sát tinh tế đến tận ngóc
ngách của đời sống. Nhiều khi những chi tiết nhỏ nhặt, vụn vặt trong con mắt
người bình thường nhưng nhà văn lại phát hiện được ý nghĩa sâu xa, lí thú có ý
nghĩa khái quát trong từng chi tiết.
-
Giàu trải nghiệm đời sống:
- Tích lũy vốn sống:
II. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC
-
Văn học là một loại hình nghệ thuật
đặc biệt mà điểm xuất phát cũng như đích đến
đểu là những vẻ dẹp của cuộc sống. Văn học luôn hướng con người ta vươn đến
chân
trời chân thiện mĩ giúp gìn giữ và bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần nhân văn, nhân
đạo trong
mỗi con người. Vì thế mà văn học phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mọi mặt đời
sống
bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật thông qua tác phẩm văn học. Nhưng để có
được
một tác phẩm đặc sắc thì mỗi nhà văn phải trải qua cả một quá trình sáng tác hết
sức
công phu, tì mi và lâu dài. Con đường sáng tác một tác phẩm tâm đắc đối với mỗi
nhà
văn thì không giống nhau nhưng trong quá trình ấy, cái chung cơ bản như sau.
2.1. Quan sát, trải nghiệm
- Sáng tác văn
chương là hành trình âm thầm, lặng lẽ không ngừng dấn thân để khám phá và miêu
tả đời sống. Từ muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời nhà văn phải sống hết mình
với cuộc đời để cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Người nghệ sĩ phải ngụp lặn
trong bề đời để tìm ra chất vàng mười gửi vào trang sách, thậm chí chắt lọc từ
nỗi đau của mình để tạo nên những viên ngọc văn chương quý giá.
- Có thể ví quá
trình sáng tạo của nhà văn như hành trình của bầy ong tạo ra mật ngọt. Từ cuộc
đời muối mặn nhà văn chắt lọc các vấn đề từ hiện thực đời sống để đưa vào trang
sách bằng tất cả sự mẫn cảm đặc biệt của mình
2.2. Cảm hứng sáng tác
- Có thể ví cảm hứng như là chất men của sự sáng tạo. Trước cuộc sống với những
vận động phức tạp nhà văn luôn có những cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm, rung động.
Bằng sự mẫn cảm đặc biệt đến một lúc nào đó tâm hồn nhà văn chứa đầy cảm xúc
mãnh liệt và có nhu cầu giải phóng nội tâm. Nhà văn tìm đến tác phẩm văn chương,
kí gửi những tâm tư, tình cảm đến người đời để tìm sự đồng điệu.
=> Cảm hứng sáng tác chỉ thực sự
xuất hiện khi tình cảm, cảm xúc đạt đến mãnh liệt, cao độ, tràn đầy đòi hỏi phải
được biểu hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật. Cảm hứng sáng tạo là một sự
thôi thúc, tạo đà cho nhà văn cầm bút viết. Cảm hứng chính là nguồn gốc trực tiếp
của sang tạo nghệ thuật.
2.3. Hình thành ý đồ sáng tác và viết thành tác phẩm
a. Đây là quá trình:
- Tìm đến
nội dung: Chủ đề, đề tài, tư tưởng
- Tìm đến
hình thức nghệ thuật: Thể loại, ngôn từ, kết cấu, hình ảnh…
=> Trải qua quá trình sáng tạo, nhào nặn của người
nghệ sĩ, hiện thực đời sống không còn là hiện thực đơn thuần nữa mà nó là hiện
thực được phản ánh qua cách nhìn, lăng kính và tài năng của nhà văn. Qua sự sáng
tạo của nhà văn, tác phẩm văn học trở thành chất men say, trở thành cái đẹp khiến
trải qua thăng trầm vẫn lôi cuốn bạn đọc, hướng con người đến chân- thiện-mĩ (Cái
đẹp ở đây được hiểu bao gồm cả nội dung và hình thức nghệ thuật).
- Với
tác phẩm văn học, nhà văn đã bất tử hóa hiện thực để giữ hộ cho con người
"Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày". Đó chính là hiện thực cuộc sống,
lẽ sống, tư tưởng, thông điệp thẩm mĩ mà nhà văn muốn lưu lại cho đời và chuyển
tải cho người đọc. Như vậy, quá trình sáng tạo tác phẩm văn học không chỉ tuân
thủ quy luật phản ánh hiện thực mà còn phù hợp với chức năng của văn học.
b. Các giai đoạn sáng tác:
Đối với một nhà văn chuyên
nghiệp thì có thể nói suốt cuộc đời là một quá trình chuẩn bị sáng tạo và sáng
tác không ngừng. Trong quá trình sáng tác của các nhà văn cô thể chia thành các
khâu: hình thành ý đồ, thiết lập sơ đồ, viết và sửa chữa. Các khâu này không
hoàn toàn phấn biệt một cách rạch ròi, mà có thể xen kẽ, gối đầu nhau và trong quá
trình sáng tác có thể thêm hoặc bớt, tuỳ theo thể loại văn học khác nhau.
-
Giai
đoạn hình thành đồ sáng tác:
+ Trước hết, ý đồ được khơi nguồn từ những niềm xúc động trực tiếp trước một
con
người hay sự kiện mang ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Tồ Hoài có ý định viết
“Truyện Tây Bắc” do xúc động trước cảnh vợ chồng chị Lý tiễn mình về trong chuyến
đi thực tế ở Tây Bắc năm 1952.
+ Ý đồ sáng tác có thể bắt nguồn trực tiếp từ những nhiệm vụ giáo dục và đấu
tranh
tư tưởng. Nhiệm vụ chính trị tư tưởng được tác giả đặt ra chủ động có ý thức
như là một kế hoạch đã vạch sẵn và không bao giờ là những ý niệm, tín điều trừu
tượng... Ý đồ sáng tác cũng có thể bắt nguồn từ một câu chuyện dân gian, một lí
thuyết khoa.học, một hồi tưởng hay liên tưởng nào đó trong cuộc đời. Bất kì ý đồ
nào cũng liên quan đến quan niệm và sự hiểu biết về cuộc đời, lòng quan tâm, ước
mơ vô lí tưởng của nhà văn.
+ Ý đồ sáng tác của các nhà văn không đứng yên mà có thể thay đổi và phát
triển,
nhất là trong những tác phẩm tự sự bởi nhà văn phải đối diện với nhiều biến cố
trong
cuộc sống hằng ngày, vây nên trong thời gian khá dài, nhà văn mới có thể cho ra
đời
một tác phẩm hoàn chỉnh và chính xác nhất.
-
Giai
đoạn chuẩn bị:
+ Từ giai đoạn hình.thành ý đồ đến giai đoạn viết thành một tác phẩm hoàn
chỉnh là
cả một quá trình hoàn thiện dẫn qua khâu chuẩn bị rất công phu và đầy đủ về nhiều
mặt. Chuẩn bị càng kĩ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Sự chuẩn bị trong thơ
trữ tình không hẳn đã nghiêng về thu thập tài liệu mà là sự chuẩn bị về suy
nghĩ và cảm xúc. Quá trình này diễn ra âm thầm trong tâm trí của các nhà văn và
đến khi cảm xúc đã thật đầy đủ thì những vần thơ sẽ hoàn thành.
+ Sự chuẩn bị trong sáng tác thơ trữ tình có khi xảy ra rất nhanh nhưng
không hiếm
những bài thơ phải thai nghén trong hàng chục năm trời. Chẳng hạn, bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Huy Cận định viết
từ năm 1940. Khi còn học ở trường cao đẳng canh nông, ông muốn viết về cuộc đời
và con người trầm luân thể hiện qua những pho tượng. Sau Cách mạng tháng Tám,
ông nhiều lần đến chùa Tây Phương để nuôi dần độ chín của cảm xúc và suy nghĩ.
Mãi đến 1960, với chỗ đứng và tầm nhìn mới, ông đãphát hiện thêm nhiều vấn đế về
tâm hồn, tình cảm của nhân dân ta trước đây gửi gắm qua những pho tượng và ông
đã hoàn thành tác phẩm vào dịp đó.
+ Trong văn xuôi có khác hơn so với thơ trữ tình. Bước đầu tiên của giai đoạn
chuẩn
bị, nhà văn phải thú thập tài liệu, phải nghiên cứu mảng hiện thực mà mình định
tái hiện, tìm hiểu, các nguồn tư liệu lịch sử, các hồi kí, đi thực tế ở những
nơi xảy ra sự kiện đó.
-
Giai
đoạn lập sơ đồ:
+ Quá trình này nhằm hệ thống hóa những điếu đã quan sát và thu thập được
những
ấn tượng, hình ảnh và cảm nghĩ vào trong một chỉnh thể, nó là “phương án tác
chiến”,
là bản phác thảo cho nhà văn trước khi viết, là con đường tìm những phương án tối
ưu về mặt thẩm mĩ. Đây là một bước khá phức tạp vì nhà văn xử lí hàng loạt mối
quan hệ: quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa các phần, chương, đoạn, giữa
các tuyến nhân vật trong quá trình phát triển. Cũng có một số nhà văn không coi
trọng việc lập sơ đồ. Tố Hữu nói: “Tôi làm thơ không có dàn bài. Tôi không biết
được bài thơ đến bao giờ thì hết, không biết bao giờ nó dừng lại. Tôi nghĩ sẽ
có lúc làm một bài thơ nào đó cũng cầncó những ý lớn làm mốc, nhưng không thể
có một dàn bài”. Tuy Tố Hữu nói thế nhưng những nhà văn phải chú ý cần có những
ý lớn làm mốc.
-
Giai
đoạn viết:
+ Giai đoạn viết là khâu quan trọng nhất của quá trình sáng tác. Đó là một
giai đoạn
khó khăn phức tạp, một quá trình lao động căng thẳng, tràn ngập niềm vui và nỗi
buồn, đầy cảm hứng và lo âu, băn khoăn và suy tính.
+ Khó khăn nhất là viết những dòng đầu tiên. Khi nhà văn viết được vài dựng
thì họ
sẽ cảm thấy như được sống cùng với các nhân vật, đang được nhìn ngắm, tâm sự,
tranh luận với chúng. Quá trình nhập thân của nhà văn càng sâu sắc bao nhiêu
thì các trang
viết còn cụ thể, sinh động bấy nhiêu. Khi viết bài thì các nhà văn phải thay đổi
chút ít, phải bồi đắp da thịt thì bài viết mới hay và sống động được.
+Trong giai đoạn viết, nhà văn phải vật lộn với từng chữ, một sự thống nhất
chứa đầy
mâu thuẫn giữa tình cảm, lí tưởng của nhà văn và thực tế cuộc sống. Ở các nhà
văn khác nhau có người viết nhanh có người viết đều và chậm rãi. Điều đó phụ
thuộc vào phong cách sáng tạo, đặc điểm và tính cách, thói quen cửa các nhà
văn. Dĩ nhiên, còn phụ thuộc vào tính chất phức tạp của đề tài.
-
Giai
đoạn sửa chữa:
+ Giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác là sửa chữa. Bước vào giai đoạn
này,
nhà văn mới có cơ hội nhìn bao quát thành quả của mình, hoàn thiện nó để đạt đến
tính tư tưởng, tính nghệ thuật theo ý đồ mong muốn mới nhất và cao nhất lúc đó.
Trên thực tế, có một số nhà văn không muốn và cho rằng không cần sửa chữa.
La-mác-tin cho rằng “sáng tác thơ ca là một cái gì đó vô chủ mà thiêng liêng,
nhà văn không có quyền sửa chữa”. Nhưng hầu hết các nhà văn phải trải qua giai
đoạn sửa chữa khá công phu sau khi hoàn thành bản thảo lần thứ nhất. Huy Cận viết
bài thơ Tràng giang cũng phải trải qua mười bảy lần sửa bản thảo. Cu-pơ - nhà văn lãng mạn Anh
nói: “Những sửa chữa áp đi áp lại không biết mệt mỏi là bí quyết hầu như của bất
cứ tác phẩm nào đạt, nhất là của thơ mà dù có một số tác giả khoe mẽ về tình cẩu
thả của họ, còn một số những người khác thì lại từng đỏ mặt khi đưa ra có ban
nháp của mình”. Bô-đơ-le đã làm chậm kế hoạch in hàng năm tháng tác phẩm Những tác phẩm tội ác và đã bị nhà xuất
bản phản đối chỉ vì như ông đã nói: “Tôi đáng vật lộn để chống lại ba mươi câu
thơ viết tồi vẩn dở, khó chịu, không đạt yêu cầu”.
LUYỆN ĐỀ
Đề số 1: Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Nếu được dùng đến chữ “hóa công” thì có thể gọi người viết tiểu thuyết
là một “hóa công”nhỏ , viết tiểu thuyết là sáng tạo ra một thế giới .”
Bằng hiểu biết
của mình , anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .
1.Giải thích
-Lời bàn của NĐT đã đánh giá rất cao nhưng rất chân thực về công việc
viết tiểu thuyết .
-“Hóa công” : hiểu theo quan
niệm thông thường là cách gọi đấng siêu nhiên , thần thánh đã sáng tạo ra thế
giới tự nhiên . Cách gọi này thường gắn vơi đời sống tâm linh, thể hiện thái độ
tôn kính , ngưỡng mộ .
-Theo cách nói của Nguyễn Đình Thi , “hóa công” nhỏ là để chỉ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ trong
trong mỗi tiểu thuyết . Đây là cách so
sánh mới lạ , độc đáo mà chính xác đối với những đóng góp của người nghệ sĩ
chân chính .
-Nếu coi người viết tiểu thuyết là một “hóa công” nhỏ thì thế giới nghệ thuật do người nghệ sĩ ấy sáng tạo
ra xứng đáng là một thế giới thu nhỏ . Bởi vì , tiểu thuyết là một loại hình tự
sự phản ánh thế giới khách quan trên bình diện rộng . Thế giới của tiểu thuyết
càng phong phú , càng chân thực thì tài năng của nhà văn càng rõ nét .
-Lời nhận định của NĐT đã khái quát một quy luật sáng tạo nghệ thuật :
người viết tiểu thuyết từ những quan sát , trải nghiệm thực tế , đưa vào tác
phẩm của mình mô hình thu nhỏ của thế giới khách quan . Đó chính là yêu cầu
sáng tạo nghệ thuật chân chính .
2.Chứng minh và bình luận
a. Khái quát về tiểu thuyết Số đỏ và tài năng
của một bậc “hóa công” Vũ Trọng Phụng
-Số đỏ là một tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện thực 1930-1945 ,
tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật của tiểu thuyết gia Vũ Trọng Phụng .
-Tiểu thuyết Số đỏ là một mô hình thu nhỏ đầy đủ , sống động về thực
trạng đời sống xã hội thành thị tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX với tất cả những
mặt lố lăng , kệch cỡm : nhân vật của tác phẩm là tầng lớp tư sản thành thị với
lối sống giả dối , suy đồi à một xã hội chó đểu , vô nghĩa lí .
-Với Số đỏ , VTP đã chứng tỏ bàn tay của một đấng “hóa công” khi xây dựng thế giới tiểu thuyết đồ sộ với hơn 30 nhân
vật , vô số hành động , các mâu thuẫn trào phúng được khai thác triệt để để
phục vụ mục đích phê phán , tố cáo cái thực trạng xã hội thối nát , giả dối ấy
.
b.Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ,
trích chương XV của tiểu thuyết , giống như một phân cảnh nhỏ trong chuỗi dài
tấn hài kịch mà VTP xây dựng
.
-Đoạn trích là sân khấu hài kịch mà tất cả các nhân vật đều có đất diễn
, thậm chí diễn rất đạt vai trò của mình . Đám tang cụ Cố tổ là cơ hội phô diễn
lố bịch của đám con cháu , bạn bè , là nơi diễn ra cuộc doanh thương bẩn thỉu
của đám người hám danh lợi .(chứng minh màn hài kịch của cô Tuyết , cậu Tú Tân
, nhất là cuộc mua bán của ông Phán mọc sừng với Xuân Tóc đỏ …)
-Đoạn trích chỉ nằm trong một phần của toàn bộ chương tiểu thuyết nhưng
có khả năng khái quát , tổng hợp hiện thực ở quy mô lớn : cả xã hội thành thị
đều có mặt đầy đủ ở đám tang với đầy đủ hạng người , dáng vẻ (chứng minh hình ảnh những người trong đám
tang : ngoài những người trong gia đình cụ cố Hồng còn có đủ đám giai thanh gái
lịch , những vị tai to mặt lớn với đủ loại huy chương , huân chương nhưng là
những kẻ đạo đức giả , vô văn hóa…)
-Những chân dung trào phúng mà VTP tạo ra rất riêng nhưng vẫn có tầm phổ
quát (chứng minh qua nhân vật cụ cố Hồng
, Xuân tóc đỏ và ông Phán mọc sừng…)
-Những yếu tố nghệ thuật đặc sắc : nghệ thuật trào phúng bậc thầy , bút
pháp cường điệu , phóng đại , giọng điệu linh hoạt , thủ pháp điện ảnh …
3.Đánh giá
-VTP đã đóng góp lớn lao vào việc hình thành và phát triển nền tiểu
thuyết hiện đại.Ông từng phát biểu tiểu thuyết phải là “sự thực ở đời”.
-Từ lời bàn của NĐT , đặt ra yêu cầu đối với người viết tiểu thuyết và
bài học tiếp nhận vẻ đẹp của thế giới nghệ thuật được tạo lập trong tiểu
thuyết : không sao chép hiện thực , phản
ánh cuộc sống một chiều mà người nghệ sĩ phải luôn trăn trở , không ngừng sáng
tạo , đổi mới để hiện thực cuộc sống tuy rộng lớn , bao quát nhưng không trùng
lặp .
Đề số 2: Bàn về lao động nghệ
thuật của nhà văn, có ý kiến cho rằng: Nghệ sĩ, hơn bất cứ người nào,
chính là kẻ mang trong mình thiên chức sáng tạo, liên tục sáng tạo. Điều
đó cũng có nghĩa rằng, một cách tiên nghiệm, nghệ sĩ là kẻ phủ định, luôn
luôn phủ định những cái đã có của tha nhân và thậm chí của chính
mình.
Từ những trải nghiệm văn học của bản thân,
anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Giải thích ý kiến
- “thiên chức sáng tạo”: Chức năng
cao cả của người nghệ sĩ là sáng tạo nghệ thuật.
- “phủ định những cái đã có của tha
nhân và thậm chí của chính mình”: Xoá bỏ, không chấp nhận những cái đã có của
người khác và của chính mình.
=> Câu nói đề cao thiên chức và phương thức
sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật.
2. Lí giải
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc
đáo nên lao động nghệ thuật phải không ngừng sáng tạo.
- Chỉ khi phủ định những giá trị đã
có của người khác và nhất là của chính mình thì nghệ sĩ mới tạo ra những giá
trị thẩm mỹ mới.
- Sáng tạo là yếu tố quyết định sự
sống còn của nghệ thuật.
- Sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở cả
hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật mang đậm cá tính, phong
cách của người nghệ sĩ.
3. Chứng minh
Học sinh chọn những dẫn chứng tiêu
biểu và phân tích, khái quát hợp lý để làm sáng tỏ quan điểm.
4. Bình luận
- Về ý kiến
+
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sáng tạo nghệ thuật đối với thực tiễn lao động
và thưởng thức nghệ thuật.
+
Sáng tạo là quá trình phủ định nhưng không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái
đã có mà phải là sự kế thừa và cách tân.
+
Cái mới được tạo ra phải chứa đựng những giá trị đích thực thì mới được ghi
nhận là sáng tạo nghệ thuật.
- Về tác
giả, tác phẩm
- Với người
sáng tác và tiếp nhận
+
Người sáng tác: Để có thể sáng tạo, người nghệ sĩ cần phải có tài năng và bản
lĩnh.
+
Người tiếp nhận: Tri âm, tri kỉ và đồng sáng tạo cùng nghệ sĩ
Đề số 3: Nhà thơ Đức
H. Heiner đã từng viết:
Thế giới chẻ làm đôi
Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ.
Bằng những hiểu biết về văn học,
anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Giải thích
- Thế giới chẻ làm
đôi: nhân loại trải qua những biến động dữ dội.
- Vết nứt xuyên
qua trái tim nhà thơ: những dâu bể của cuộc đời, nỗi đau của con người tác động
mạnh mẽ vào tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.
→ Ý kiến bàn đến
một chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ cần trải nghiệm những buồn
vui, sướng khổ của con người như của chính bản thân mình; thu vào lòng mình mọi
nỗi bất hạnh của nhân gian. Đó là cội nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật
và cũng là yêu cầu đối với những người nghệ sỹ chân chính.
2. Lí giải
- Văn học bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Song đó không phải là hiện thực sơ cứng mà đã
được phản chiếu qua lăng kính, được chưng cất từ những trải nghiệm của người
nghệ sĩ, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Sáng tác nghệ thuật
chính là mảnh đất để người nghệ sĩ kí thác những gì là tâm huyết, gan ruột
nhất; những suy tư, trăn trở, day dứt nhất trước những vấn đề của con người,
cuộc sống… Như vậy, hiện thực trong tác phẩm phải là hiện thực đã đi xuyên qua
trái tim của người nghệ sĩ, tạo thành nguồn cảm hứng mãnh liệt, thôi thúc người
nghệ sĩ sáng tác nhằm tố cáo, bênh vực hay dự báo một điều gì đó cho toàn bộ xã
hội.
- Người nghệ sĩ
khi sáng tác nghệ thuật không chỉ bộc lộ những tâm sự, những nỗi đau của riêng
mình. Muốn có những tác phẩm giá trị, người nghệ sĩ cần “đứng trong lao khổ mà
đón lấy những vang động của đời”, cần đồng vọng với những nỗi đau của con
người, vì con người mà lên tiếng. Khi đau “nỗi đau nhân loại”, lòng yêu ghét
được viết ra trong tác phẩm mới có thể dữ dội, chạm tới tình cảm của nhiều
người, lôi cuốn người đọc mạnh mẽ.
- Người đọc khi
đến với văn chương không chỉ đồng cảm với người nghệ sĩ, mà còn như bắt gặp
những cảnh ngộ, những nỗi lòng của riêng mình; người đọc mong muốn được an ủi,
được xoa dịu nỗi đau và tìm thấy niềm tin vào cuộc sống.
3. Phân tích, chứng minh
Học sinh chọn được
những tác phẩm văn học tiêu biểu, phân tích làm sáng tỏ ý kiến trên các phương diện:
- Hiện thực dữ dội
nào được phản ánh trong tác phẩm?
- Hiện thực đó đã
tác động đến trái tim - đến tư tưởng, tình cảm của tác giả như thế nào?
4. Bình luận
- Ý kiến nhắc nhở
mỗi người nghệ sĩ về trách nhiệm của người cầm bút trong quá trình sáng tạo.
Người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với những buồn vui, đau khổ, hạnh phúc của
con người thì mới mong tìm được tiếng lòng tri âm tri kỉ của bạn đọc.
- Đồng thời, người
đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những
giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn chương, từ đó có thể đồng cảm
sâu sắc với tác giả, để thấy mỗi tác phẩm văn học như là tiếng ca cất lên từ
lòng mình, như là của mình vậy (Tố Hữu).
Đề số 4
: Bình
luận ý kiến sau đây của Nguyễn Tuân : Ở
đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ . Nhà văn không chỉ học tập
ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo . Không
nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác .Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…) . Cũng
cùng một vốn ngôn ngữ ấy , nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và
kích thước . Dùng chữ như đánh cờ tướng , chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí
của nó . Văn phải linh hoạt . Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp
I. Mở bài
Ngôn ngữ là đặc trưng , là chất liệu cơ bản , là phương tiện biểu đạt
của văn chương. Xét ngôn ngữ của một tác phẩm có thể thấy được tài năng của nhà
văn . Các nhà văn có tài thường có ý thức khi sử dụng ngôn ngữ . Nguyễn Tuân là
một người như thế . Bởi thế, khi nói chuyện với các nhà văn trẻ , NT đã khẳng
định : Ở đâu có lao động …cứng đơ, thấp khớp .
II.Thân bài
1. Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ . Nhà văn không chỉ
học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không
nên ăn bám vào ngôn ngữ của người khác.
- Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng . Nhưng không phải con người vừa
sinh ra đã có tất cả mà phải trải qua hàng nghìn , hàng triệu năm vốn ngôn ngữ
của con ngươi mới được như ngày nay.
- Làm cho ngôn ngữ của dân tộc đó trở nên trong sáng , phong phú hơn còn
tuỳ thuộc vào các nhà văn , nhà thơ .Họ như những con ong cần mẫn hút mật cho
đời. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quý của lao động
trong thi ca:
Phải phí tổn
ngàn cân quặng chữ
Để thu về
một chữ mà thôi
Những chữ ấy
làm cho rung động
Triệu trái
tim trong hàng triệu năm dài .
- Các nhà văn không phải ngẫu nhiên có vốn ngôn ngữ như họ đã có, mà họ
phải phải lăn trải vào đời, phải lao động , phải học tập , tích luỹ từ ngôn ngữ
nhân dân. Ngôn ngữ văn học tuy so với ngôn ngữ nhân dân không phong phú bằng
nhưng xét về mặt biểu cảm hay để thể hiện một điều gì đó thì nó lại đạt mức độ
tinh tế và sắc nét hơn .Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học phải dựa vào ngôn ngữ nhân dân
thì mới có sức sống. Chẳng thế mà Nguyễn Thi để cho chị Ut Tịch nói : “Còn cái lai quần cũng đánh” nghe dân dã
làm sao! Hay trong tác phẩm Mùa lạc
của Nguyễn Khải, ngôn ngữ của chị Đào là ngôn ngữ rất quen thuộc trong nhân dân
nhưng rất giàu tính biểu cảm(đoạn chị Đào suy nghĩ về cuộc đời, số phận mình)
- Học tập ngôn ngữ nhân dân nhưng “Nghệ
thuật không phải là sự sao chép tự nhiên”, tất nhiên là về mọi mặt, kể cả
ngôn ngữ. Mỗi nhà văn phải có một phong cách, có một giọng văn riêng .Cũng
như nhà văn Liên Xô Tuốc-ghê-nhép nói : “ Cái quan trọng trong tài năng văn học là
tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy
trong cổ họng của bất kì một người nào khác”.
- Chứng minh bằng lao động nghệ thuật và tài năng ngôn ngữ của Nguyễn
Tuân, Nguyễn Du, Xuân Diệu, Tố Hữu…
2. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…). Cũng cùng một vốn ngôn
ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước . Dùng chữ
như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh
hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp .
-Nhà văn tài năng phải có vốn ngôn ngữ phong phú của chính tâm hồn mình
. Ngôn ngữ nhà văn phong phú sẽ làm cho
văn giàu hình tượng, giàu nhạc tính. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải
biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ thích hợp vì như Nguyễn Tuân đã khẳng định: “Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng
nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ
nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt
là văn cứng đơ, thấp khớp”.
- Bởi vì ngôn ngữ văn học trước hết phải chính xác.Tuy nhiên, ngôn ngữ
văn học chính xác nhưng không cứng nhắc mà uyển chuyển, mềm mại. Bởi vì thơ văn
sinh trưởng từ tâm hồn con người nên sự chính xác của ngôn ngữ văn học có sự
khác biệt với sự chính xác của khoa học. Chính vì thế mà Nguyễn Du viết :
Cỏ non xanh dợn chân trời
Cành lê
trắng điểm một vài bông hoa
Có bản chép :
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê
trắng điểm một vài bông hoa
Hoặc :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Nếu dùng chữ tận thì trước mắt
ta chỉ là thảm cỏ xanh mênh mông , còn dùng chữ rợn thì đã có sự sống bên
trong của thảm cỏ xanh ấy. Nhưng chữ dợn
chính xác hơn cả vì thảm cỏ không chỉ có sức sống mà dường như sức sống ấy đang
sôi động , nhảy múa trước mắt ta.
-Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có
khả năng diễn đạt tinh tế, biểu cảm và giàu hình ảnh (dẫn chứng đoạn văn mở
đầu Hai đứa trẻ của Thạch Lam và đoạn
văn tả cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
của Nguyễn Tuân –phân tích khả năng miêu tả tinh tế, biểu cảm , giàu hình ảnh
). Hay người Việt Nam yêu truyện Kiều không thể quên được những câu thơ tả cảnh
mùa thu của Nguyễn Du với âm hưởng ca dao dịu dàng, man mác:
Long lanh đáy nước in trời
Thành
xây khói biếc , non phơi bóng vàng
Đó là một cảnh thu long lanh mĩ lệ đầy chất thơ mà mãi đến những thế kỉ
sau người dân Việt Nam cũng không thể nào quên.
- Để có được vốn ngôn ngữ phong phú nhà văn phải lấy vốn từ cuộc sống,
từ nhân dân, phải bám rễ sâu vào đời để tích luỹ, học tập. Nhưng khi sử dụng
ngôn ngữ phải biết sáng tạo vì “Dùng chữ
như như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ
nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn
cứng đơ, thấp khớp”. Những con chữ nếu không được đạt đúng chỗ thì nó sẽ trở nên “cứng đơ, thấp khớp” không
linh hoạt .
3. Bình luận
-
Ý kiến của Nguyễn Tuân cho thấy ông rất quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ văn học
nói chung và ngôn ngữ văn xuôi nói riêng. Tuy ngôn ngữ không phải là yếu tố duy
nhất làm nên tác phẩm văn học có giá trị nhưng nó yếu tố góp phần tạo nên giá
trị của tác phẩm. Nguyễn Tuân cũng được xem là “nhà luyện đan ngôn từ”
- Bài học với người sáng tác và tiếp nhận:
Đề số 5:
Nhà thơ nổi
tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: Cuộc
đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính
trong tác phẩm của họ.
Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ
văn 10 THPT, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
1. Giải thích
-
Cuộc đời nhà thơ: hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất
tâm hồn riêng của nhà thơ.
-
Giá trị của nhà thơ: những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những công hiến có ý
nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm
vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật.
-
Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý
nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà
thơ.
2. Lí giải ý kiến:
- Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Qua tác
phẩm, người đọc có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, tài năng của người sáng tác.
Tác phẩm khẳng định vị trí, diện mạo riêng của người nghệ sĩ.
- Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế
giới tinh thần, đời sống tâm hồn của nhà thơ. Thơ là bức chân dung tinh thần tự
họa, là nơi để thi sĩ trút gửi những tâm sự sâu kín, giải tỏa những cảm xúc sâu
sắc và mãnh liệt khi chạm vào cuộc sống. Vì vậy chính trong tác phẩm người đọc
có thể nhận ra được bóng dáng cuộc đời, hiểu được cách nhìn, cách cảm, lắng
nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.
- Mỗi bài thơ là kết
quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh và nghiêm túc, tìm tòi và
sáng tạo. Vì vậy, tác phẩm chính là căn cứ để đánh giá tài năng và tâm huyết
của nhà thơ.
3. Phân tích, chứng minh
Thí sinh có thể chọn một số bài thơ (từ 02 bài trở lên – tốt
nhất là bao gồm cả thơ Việt Nam và thơ nước ngoài) tiêu biểu, phù hợp để minh
chứng cho yêu cầu của đề như: Cảnh Ngày hè của Nguyễn Trãi, Độc tiểu Thanh Kí
của Nguyễn Du, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thu Hứng của Đỗ Phủ… để làm sáng tỏ
vai trò của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và giá trị của nhà thơ. Sự
phân tích và cảm nhận tác phẩm thơ cần làm rõ các định hướng cơ bản sau:
- Nhận ra bóng dáng cuộc đời, con người nhà thơ in dấu trong
tác phẩm.
-
Hiểu và đánh giá được giá trị của nhà thơ được thể trong tác phẩm qua các
phương diện như:
+ Chiều sâu tâm hồn, tầm vóc tư tưởng.
+ Tài năng nghệ thuật.
4. Bình luận
- Ý kiến của nhà thơ người Đức H. Hai- nơ là một quan niệm
xác đáng khi khẳng định tác phẩm chính là xuất phát điểm khoa học và khách quan
để thấu hiểu cuộc đời và đánh giá giá trị của người nhà thơ. Điều này không chỉ
đúng trong lĩnh vực thơ ca mà còn đúng với các sáng tác văn học nói chung.
-
Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và
khẳng định được mình phải sáng tác nên những tác phẩm có giá trị, in đậm dấu ấn
cá nhân.
-
Ý kiến cũng là một định hướng đầy ý nghĩa cho việc tiếp nhận thơ và đồng cảm,
tri âm với nhà thơ.
Đề số 6: Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt
cho rằng:
« Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ
cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình
về nhận định trên?
1. Giải thích vấn
đề
-
Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn để sáng tạo
nên tác phẩm đích thực.
-
Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá
-
Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ
-
Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái
nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và cuộc đời.
2. Lí giải
(HS
dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học, phong cách nghệ thuật
của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai luận điểm).
-
Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị của một
tác phẩm.
+
Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một
đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác
phẩm.
- Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của
nhà văn được quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm bút
.
+ Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu
tính phát hiện và khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại
cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc.
3. Phân tích, chứng
minh
HS chọn dẫn chứng và phân tích:
-
Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới của cái tôi cá nhân cá
thể song không phải tác phẩm nào cũng có giá trị...). (Vội vàng là kết quả của
cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non, biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã
bày ra trước mắt người đọc một thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn
nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan
niệm sống tích cực...)
-
Trong văn học HTPP: Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là
bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt
quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn chứa bên
trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo...
4. Bình luận
-
Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một đề tài mới
mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì thế,
coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý
nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác.
-
Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh
tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc
đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.
Đề số 7:
Trong bài Truyện ngắn đầu tiên, K.
Pauxtopxki cho rằng: Chỉ có người nào nói
được với mọi người những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị, nhìn thấy những gì
mà người khác không nhận ra, người đó mới có thể là nhà văn. (“Bông hồng
vàng và bình minh mưa”, NXB văn học, 1999, tr.56)
Anh/chị hiểu ý kiến
trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ
văn 11.
1. Giải thích
-
Những điều mới mẻ, có ý nghĩa và thú vị là vấn đề tư tưởng đọc đáo, sâu sắc, có
giá trị nhân sinh lớn lao,…được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật độc
đáo.
-
Nhìn thấy những gì mà người khác không nhận ra là cái nhìn cuộc sống mang tính
khám phá và phát hiện của nhà văn.
->
Ý kiến của Pauxtopxki là một định nghĩa về nhà văn với phong cách nghệ thuật độc
đáo.
2. Lí giải
Nhà
văn cần phải có phong cách nghệ thuật độc đáo là bởi vì:
-
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải
có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác
phẩm. Nhà văn phải là những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao).
-
Văn học lấy chất liệu từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ
để nhà văn không ngừng sáng tạo. Nhưng cuộc sống dẫu đa dạng, phong phú vẫn có
giới hạn. Vì vậy, có khi viết về một đề đề tài cũ nhưng nhà văn phải có cái
nhìn khám phá những điều mới mẻ, thú vị mà người đọc không nhận ra. Có như vậy
tác phẩm mới có giá trị và khơi gợi được hứng thú ở người đọc.
-
Hơn nữa, phong cách nghệ thuật là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển đa dạng,
phong phú cho văn học; là một tiêu chí để đánh giá chính xác vai trò cũng như vị
trí của nhà văn trên văn đàn. Bởi chỉ những nhà văn thực thụ, có tài năng và
tâm huyết mới tạo nên cho mình những phong cách nghệ thuật độc đáo. Phong cách
nghệ thuật của nhà văn được biểu hiện qua tác phẩm cả về nội dung lẫn hình thức.
Tác phẩm ấy bao giờ cũng thể hiện cách nhìn nhận, khám phá đầy mới lạ, độc đáo
về cuộc sống; hướng đến những nội dung, chủ đề mới; mang một giọng điệu riêng
và có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo,..
3. Phân tích, chứng
minh: Thí
sinh có thể lựa chọn phân tích một tác phẩm bất kỳ trong chương trình Ngữ văn
11; song trong quá trình phân tích, bình giá cần chú ý những điểm sau để làm
sáng rõ vấn đề đặt ra trong đề bài:
-
Quá tác phẩm ấy, tác giả đã mang đến những cái nhìn, phát hiện mới mẻ gì về hiện
thực cuộc sống?
-
Tác phẩm ấy đã gửi gắm đến bạn đọc những tư tưởng gì mới mẻ, sâu sắc?
-
Tác giả đã chuyển tải bức thông điệp của mình bằng những hình thức nghệ thuật độc
đáo như thế nào?
-
Từ đó đánh giá về tác phẩm và khái quát phong cách nghệ thuật của tác giả.
4. Bình luận
-
Đây là ý kiến đúng đắn, giúp ta thấy được tầm quan trọng của cá tính sáng tạo,
phong cách nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tác.
-
Nhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:
+
Với người sáng tác: Phải sống sâu sắc, có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng
tượng phong phú và có tài năng nghệ thuật độc đáo.
+
Với người tiếp nhận: Phải biết trân trọng những đóng góp mới mẻ, giá trị của
nhà văn qua tác phẩm.
Đề số 8: Bàn về nghề
văn, có người đã mượn một câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhưng
có người lại cho rằng : “Văn chương trước
hết phải là văn chương” .
Anh /chị hãy
bình luận ý kiến trên.
I. Mở bài
-Bản chất của nghệ thuật là sáng tác à người nghệ sĩ phải có tâm huyết và
tài năng
-Giới thiệu ý kiến đề bài .
II. Thân bài
1.Giải thích
-“Tâm” là tâm hồn , tình cảm ,
tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con người và cuộc đời .
-Vì sao phải có cái tâm ? cái
tâm là yếu tố trước hết của nghệ thuật , là điều không thể thiếu trong tác phẩm
của người nghệ sĩ . Không có một tấm lòng trước cuộc đời người nghệ sĩ sẽ không
có những rung cảm chân thật , mãnh liệt . Người đọc trân trọng trí tuệ nhưng
trước những trái tim cao cả thì lại càng trân trọng , yêu quý hơn. Có người đã
nói : “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi
đầu , trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”.
-“Tài” là tài năng của người
nghệ sĩ . Cái tài của người nghệ sĩ một phần do thiên phú , một phần do quá
trình rèn luyện , trau dồi mà có .
-Trong văn chương , chữ tâm chiếm một vai trò rất lớn nhưng không thể
phủ định , quên đi tài năng của người nghệ sĩ . Không có tài năng , không thể
gọi đó là văn chương . Phải có cả hai yếu tố “tâm” và “tài” thì nhà văn
mới tạo nên một tác phẩm thật sự có giá trị .
àÝ kiến “Chữ tâm kia
mới bằng ba chữ tài” là đề cao chữ tâm nhưng vẫn khẳng định vị trí tài năng
, khẳng định cái thiên phú của người cầm
bút . Có thể nói ý kiến này đã bao quát cả quá trình sáng tạo ra tác phẩm nghệ
thuật , đặt ra yêu cầu lớn với người nghệ sĩ , phải kết hợp giữa cái tài năng
với cái tâm huyết của mình .
-Nhưng khi đề cao cái tâm lại cần chú ý đến quan niệm cho rằng : “Văn chương trước là văn chương” . Quan
niệm này có đối lập với quan niệm “Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài” của Nguyễn Du hay không ? Một bên đề cao cái
tâm , cái lòng của người nghệ sĩ ; một bên lại đặt ra “Văn chương trước hết là văn chương” . Nếu chú ý đến hai chữ “trước hết” thì ý kiến này muốn chỉ muốn
khẳng định tác phẩm văn học trước hết phải có chất nghệ thuật . Một tác phẩm
nghệ thuật mà không có chất văn chương thì không còn là tác phẩm văn học nữa
rồi mà nó sẽ là một thứ thuyết giáo , một sự thật lịch sử , là một bản sao chép
cuộc đời…
-Như vậy , ý kiến “Văn chương
trước hết là văn chương” không phải là sai nhưng chưa đầy đủ . Văn chương
phải đặt song hành tài năng và tâm huyết của người sáng tạo nghệ thuật . Nếu
tác phẩm chỉ có “văn chương” mà không
có tấm lòng thì chỉ như một bông hoa đẹp mà vô hương .Phải có cái tâm trong
sáng cao đẹp thì tài năng mới tỏa sáng . Đọc một câu văn , ta ngạc nhiên khâm
phục trước sự sử dụng câu chữ tài tình của tác giả ; đọc một cuốn truyện ta cảm
thấy thích thú trước sự sắp đặt những tình tiết bất ngờ của nhà văn ...Và đằng
sau những hấp dẫn về văn chương ấy ta nhận ra được tấm lòng thiết tha của tác
giả thì câu chuyện ấy sẽ đọng lại trong tâm trí ta sâu sắc biết bao !. Như vậy
“Văn chương trước hết là văn chương”
nên hiểu theo một cách thật đầy đủ là bao hàm cả tài năng và tâm huyết của
người cầm bút. Thiếu một trong hai yếu tố ấy thì “văn chương” đâu còn là văn chương nữa.
2. Lí giải và chứng minh
-Không thể coi “Văn chương trước
hết là văn chương” mà cái “trước hết”
ấy phải là tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân cũng từng quan
niệm: “Văn chương trước hết là văn chương
, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật”, nhưng cũng chính ông , hơn ai
hết đã suốt đời cống hiến cho một nền nghệ thuật vì con người . Mỗi tác phẩm
của ông của ông đều hướng con người tới “thiên
lương”.
-Tài năng và tâm huyết , là hai yếu tố không thể tách rời trong sáng tạo
nghệ thuật . Cái tài nhờ cái tâm để “cháy
lên” . Cái tâm nhờ cái tài mà “tỏa
sáng”.Đưa hết tâm linh vào sáng tác , suy nghĩ , dằn vặt , trăn trở cho
những vấn đề cuộc sống , người nghệ sĩ sẽ có được những giây phút “xuất thần” , tài năng sẽ bừng sáng .
Lec-môn-tốp nói : ‘Có những đêm không ngủ
, mắt rực cháy và thổn thức , lòng tràn ngập nhớ nhung …khi đó tôi viết”.
Nhà thơ Tố Hữu : “Mỗi khi có cái gì chất
chứa trong lòng , không nói ra , không chịu được thì lại thấy cần làm thơ”
-Nhà văn phải là người “đi tìm cái
hạt ngọc ẩn dấu sâu trong tâm hồn con người”(Nguyễn Minh Châu). Quá trình “đi tìm” ấy không đơn giản, người nghệ sĩ
ngoài cái tâm ra, phải có tài năng nắm bắt, khám phá, phải nhận ra viên ngọc
quý lấp lánh bên trong. Cái tài đi liền với cái tâm. Anh không thể trở thành
nhà văn nếu anh không có tài năng , nhưng để trở thành một nhà văn vĩ đại thì
không chỉ cần có tài năng mà nhất thiết phải có một cái tâm cao quý. Viên Mai
nói : “Tài gia tình chi phát, tài thịnh
tình tắc thâm” (tài là ở tình phát ra , tài cao ắt tình sâu).
3. Phân
tích, chứng minh
- Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng tài năng xuất sắc nhưng cũng
chính là bằng “Những điều trông thấy mà
đau đớn lòng”
+Tài năng qua miêu tả tâm trạng , cảnh vật , ngôn ngữ …
+ Tấm lòng thể hiện ở chỗ lên án , tố cáo xã hội phong kiến
tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người , đau nỗi đau của người phụ nữ …
+Nam Cao là nhà văn có cái
tài và cái tâm hết sức nhuần nhuyễn . Mỗi từ , mỗi chữ, mỗi chi tiết , mỗi cốt
truyện… của ông , chỗ nào cũng thấm nhuần tình cảm , tấm lòng của nhà văn .
+ Chính tài năng và tâm huyết ấy đã giúp Nam Cao dựng lên một Đời thừa , một Trăng sáng , một Sống mòn với những cuộc sống “áo cơm ghì sát đất” để người đọc cùng đau đớn nỗi đau của nhân vật
, dằn vặt , trăn trở trước mỗi số phận , mỗi cuộc đời …(phân tích sự dằn vặt của Hộ )àĐó chính là cái tâm luôn giữ vững
niềm tin vào con người của Nam Cao đã khiến nhà văn hiểu sâu xa cuộc vật lộn
giữa cái thiện và cái ác, giữa lí trí cao cả và dục vọng thấp hèn của mỗi con
người , nhận ra khát vọng hướng về ánh sáng của con người.
+ Trong truyện ngắn Chí Phèo khi dựng lên hình ảnh “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao vẫn phát hiện ra ánh sáng
lương tri còn le lói trong con người Chí , để có lúc nó bùng cháy lên dữ dội ,
mãnh liệt “Ai cho tao lương thiện?’,
“Làm thế nào …trên mặt này?”…Câu hỏi
đau đớn ,nhức nhối ấy của Chí , phải chăng cũng chính là câu hỏi xoáy vào lòng
NC về số phận của những con người .
+ Nam Cao được xếp vào hàng những nhà văn lớn của chúng ta vì những tác
phẩm của ông đả sinh ra từ tài năng, nước mắt, từ khát vọng hạnh phúc của con người
và sự thấu hiểu con người: “Chao ôi ! Đối
với những người xung quanh ta nếu ta không cố tâm mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy
họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bần tiện…toàn những cớ để ta ta tàn nhẫn, không
bao giờ ta thấy họ đáng thương, không bao giờ ta thương”.
+ Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn “đi
tìm cái hạt ngọc ẩn dấu sâu trong tâm hồn con người”(chứng minh qua tác
phẩm Mảnh trăng cuối rừng , Chiếc thuyền ngoài xa).
4. Bình luận
- Mỗi nghệ sĩ có một cá tính sáng tạo riêng, nhưng điều không thể thiếu
của một nghệ sĩ đó là cái tài và cái tâm. Cái tài và tâm là vấn đề đặt ra với
người nghệ sĩ muôn đời, dù xưa hay nay, phương Đông hay phương Tây …
-Người nghệ sĩ muốn tác phẩm của mình bất hủ với thời gian thì phải mở
lòng ra với cuộc đời, vì cuộc đời .